các toà án của các bang riêng rẽ một mặt từ chối xử các vụ án mang tính
chất liên bang song lại có thể xử chúng bằng cách coi đó không phải là
những vấn đề liên bang.
Vậy là Toà án tối cao Hoa Kì phải có quyền quyết định tất cả các vấn đề
.
Đó là đòn nguy hiểm nhất đánh vào chủ quyền của các bang. Bằng cách
đó, chủ quyền ấy bị thu hẹp không chỉ bởi các bộ luật mà còn bởi cách giải
thích luật; [còn bị giới hạn] vì một cột mốc ai cũng thấy và cái cột mốc khác
chẳng ai thấy; vì một quy tắc cố định và một quy tắc võ đoán. Đúng là hiến
pháp đã đặt ra những giới hạn chính xác cho chủ quyền của Liên bang; thế
nhưng mỗi khi quyền lực đó tranh chấp với các bang, thì một toà án liên
bang phải lên tiếng.
Vả chăng, trên thực tế, những nguy cơ mà cách thức tiến hành này có vẻ
như đe doạ chủ quyền của các bang cũng không đến nỗi to tát lắm như hình
dung nó trên lí thuyết.
Sang đoạn dưới nữa chúng ta sẽ thấy ở nước Mĩ sức mạnh thực sự lại là ở
các chính quyền địa phương hơn là ở chính quyền Liên bang. Các quan toà
liên bang cảm nhận được sự yếu kém tương đối của cái quyền lực mà nhân
danh nó họ đang hành động, và họ gần như muốn từ bỏ một quyền chế tài
pháp định trong những trường hợp luật lệ trao cho họ, hơn là đứng ra đòi hỏi
quyền đó một cách phi luật pháp.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP THẨM QUYỀN XÉT XỬ KHÁC NHAU
Cớ tố tụng và con người, những cơ sở của chế tài liên
bang. − Những bản án đối với các đại sứ, − với liên
bang, − với một bang riêng rẽ. − Bị ai đứng ra xét xử. −
Những vụ án đẻ ra từ luật pháp Liên bang. − Tại sao lại
bị xét xử bởi các toà án liên bang. − Vụ án liên quan