Trong tập bốn, tác giả nói về việc xây dựng và phát triển Đại học
Cambridge (bang Massachusetts).
Trong tập năm, tác giả trình bày những nguyên lí và kỉ luật Giáo hội ở
New England.
Tập sáu phác hoạ lại một số sự kiện Mather cho là Thiên Mệnh đã tác
động tốt đẹp đến những con người ở New England.
Cuối cùng, trong tập bảy, tác giả cho biết những vấn đề dị giáo và những
lộn xộn rắc rối xảy đến với Giáo hội tại New England.
Cotton Mather vốn là một mục sư sinh ra ở Boston và qua đời tại đó.
Những câu chuyện ông kể tràn trề sống động lòng nhiệt tình và những
đam mê tôn giáo đã dẫn tới sự hình thành New England.
Ta thường xuyên bắt gặp những dấu vết một thị hiếu xoàng xĩnh trong
cách viết của ông. Nhưng cuốn sách hấp dẫn vì ông tràn trề nhiệt tình và
cuối cùng tinh thần đó cũng truyền được sang bạn đọc. ông thường tỏ ra
không khoan dung, rất nhiều khi tỏ ra cả tin, nhưng ta không thể thấy chỗ
nào trong sách ông định đánh lừa bạn đọc. Đôi khi sách của ông có những
đoạn văn đẹp và những suy nghĩ thật và sâu, chẳng hạn như sau đây (tập I,
chương IV, trang 61):
“Trước khi những người Thanh giáo tới đây, người Anh đã nhiều lần tìm
cách đưa dân tới ở cái xứ sở chúng ta đang ở bây giờ. Nhưng do chỗ họ
không có tầm nhìn xa hơn những mong muốn thành công vật chất, nên họ bị
các trở ngại đánh bại. Tình hình khác đi với những con người qua đất Mĩ với
động cơ thúc đẩy là tinh thần tôn giáo cao cả. Dù rằng những con người này
có thể gặp nhiều kẻ thù hơn bất kể người thành lập khẩn địa nào, họ vẫn
kiên trì mục đích và đã dựng lên những gì vẫn còn cho chúng ta tới ngày
nay.”
Đôi khi trong sách Mather chen lẫn những miêu tả khắc khổ với những
hình ảnh đầy dịu ngọt yêu thương: sau khi kể về một phu nhân Anh được
nhiệt tình tôn giáo lôi cuốn sang Mĩ cùng chồng và đã sớm gục ngã vì nhọc
nhằn mỏi mệt trong cảnh lưu đày, ông viết thêm “về phần người chồng,