Isaac Johnson, ông này cố sống thiếu vắng bà và không chịu đựng nổi ông
đã chết” (Tập 1 trang 71).
Sách của Mather cho ta hiểu biết những điều tuyệt vời về cái thời và cái
xứ sở ông tìm cách miêu tả.
Khi muốn cho chúng ta hiểu về những động cơ đã khiến những người
Thanh giáo đi tìm chốn nương náu bên kia đại dương, ông nói:
“Chúa Trời cất tiếng gọi những người trong đám con dân Chúa đang sống
trên đất nước Anh. Cùng lúc Chúa cất tiếng với cả ngàn con người trong đời
chưa hề gặp gỡ quen biết nhau. Chúa khiến họ tràn đầy mong ước rời bỏ tiện
nghi cuộc sống đã có trên tổ quốc để vượt qua đại dương khủng khiếp tới
sinh sống giữa những hoang mạc còn khủng khiếp hơn nữa, mà mục đích
duy nhất chỉ là yên lành tới đó sống theo luật Chúa.”
Tác giả viết tiếp: “Trước khi đi xa hơn, rất cần tìm hiểu xem đâu là những
động cơ của công cuộc này, sao cho hậu thế hiểu được thật rõ mọi điều.
Quan trọng hơn nữa là nhắc nhớ những gì đã qua cho người thời nay, vì e
rằng do chỗ đã không còn nhìn thấy trước mắt những gì cha anh họ đã làm,
mà họ khinh khi quyền lợi của New England. Vì vậy tôi muốn lưu lại đôi ba
điều đã được nói ra về những động cơ ấy từ một bản thảo.
“Động cơ thứ nhất: hẳn đây sẽ là một việc trọng đại phụng sự Giáo hội
một khi đem được Tin Lành tới vùng đất này của thế giới (Bắc Mĩ) và dựng
lên một tường thành che chở dân Đạo khỏi bọn chống Đạo đang cố gây
dựng cơ đồ trên khắp thế gian.”
“Động cơ thứ hai: Tất cả các Giáo hội khác ở châu Âu đều bị rơi vào
nguy cơ suy tàn, và thật đáng lo ngại một khi Chúa cũng phán quyết như vậy
với Giáo hội nước ta. Biết đâu Người đã lại chẳng chuẩn bị chốn này (New
England) để làm nơi trú chân cho tất cả những ai muốn cứu nguy cho Đạo
khỏi bị huỷ diệt hoàn toàn?”
“Động cơ thứ ba: Đất nước chúng ta đang sống đây hình như đã mệt mỏi
vì cư dân chốn này. Con người, thứ quý giá nhất trong các tạo vật, nhưng ở
đây nó lại kém giá trị hơn mảnh đất nó đang xéo lên mà đi. Người ta thấy