cải tổ kia, và thuận tình chia sẻ với Giáo hội đó một số phận còn mù mờ và
đầy khốn khó, hẳn sẽ là một tấm gương lớn và hữu ích khơi dậy lại niềm tin
cho các giáo đồ trong các lời nguyện họ cầu xin phước lành cho nơi khẩn địa
và lôi cuốn vô vàn con người khác theo mình.”
Ở những đoạn viết tiếp đó, khi trình bày những nguyên lí đạo đức của
Giáo hội New England, Mather mãnh liệt lên tiếng chống lại lối chuốc rượu
chúc mừng nhau khi vào bữa, coi đó là thói quen tà đạo và khả ố.
Ông cũng lên án mạnh mẽ như thế những thứ chị em phụ nữ trang trí trên
đầu tóc họ và kết án không thương tình cái ông gọi là mốt hở cổ và hở cánh
tay đang thịnh hành ở trang phục của chị em.
Trong một phần khác của tác phẩm này, ông kể lể dài dòng về những trò
ma thuật làm khiếp hãi con người ở New England. Ta thấy là với ông những
hành động hiện hình của ma quỷ trong mọi việc ở thế giới đó dường như là
một sự thật không bắt bẻ được và đã được chứng minh.
Cùng trong cuốn sách đó, ta thấy hiện lên ở nhiều chỗ cái tinh thần tự do
dân sự và độc lập chính tri đặc trưng cho những người đương thời với tác
giả. Các nguyên lí chính quyền được thấy rõ từng bước một. Chẳng hạn như
việc thấy người dân Massachusetts ngay từ năm 1630, mười năm sau khi
dựng nên thành phố Plymouth, đã góp mỗi đầu người 500 bảng Anh để xây
dựng trường Đại học Cambridge.
Nếu bây giờ phải chuyển từ những tài liệu chung liên quan đến lịch sử
New England sang những tài liệu liên quan đến các bang riêng rẽ, trước hết
tôi phải chỉ ra tác phẩm hai tập khổ trung có tên The History of the colony of
Massachusetts, by Hutchinson lieutenant-governor of the Massachusetts
province (Lịch sử khẩn địa Massachusetts của tác giả Hutchinson phó thống
đốc tỉnh Massachusetts). Tại Thu viện Hoàng gia có một bản cuốn sách này,
in lần thứ hai tại London năm 1765.
Cuốn lịch sử của Hutchinson mà tôi nhiều lần nhắc đến trong chương sách
liên quan đến chú thích này viết những việc bắt đầu từ 1628 và kết thúc năm