Phần lớn các hình thức được những hiến pháp đó chỉ ra đều đã được tất cả
các nước có hiến pháp tiếp nhận; vì thế chúng ta cũng đã quen với chúng.
Vậy là đến đây tôi chỉ làm một bản tường trình ngắn. Rồi tới một đoạn xa
hơn nữa, tôi sẽ tìm cách xét đoán những gì mình sắp mô tả ở đây.
QUYỀN LỰC LẬP PHÁP CỦA BANG
Phân chia tổ chức lập pháp thành hai viện. − Thượng
viện. − Viện dân biểu. − Các nhiệm vụ khác nhau giao
cho hai tổ chức đó.
Quyền lập pháp của bang được giao cho hai nghị viện, tổ chức thứ nhất có
cái tên gọi chung là Thượng viện.
Thông thường Thượng viện là một tổ chức lập pháp; nhưng đôi khi nó trở
thành một tổ chức hành chính và tư pháp.
Thượng viện tham gia vào công việc hành chính theo nhiều cách và theo
những hiến định khác nhau
, nhưng chính là trong việc tham gia lựa chọn
viên chức thì nó mới thực sự thâm nhập vào phạm vi quyền hành pháp.
Thượng viện tham gia vào công việc tư pháp qua việc tuyên xét một số tội
phạm chính trị và đôi khi tuyên lệnh liên quan đến một số vụ việc dân
sự
Các thành viên Thượng viện thường là không nhiều lắm.
Còn ngành lập pháp kia mà thường gọi là Viện dân biểu thì chẳng tham
gia gì vào quyền hành chính hết, và chỉ tham gia quyền tư pháp theo cách
kết tội các viên chức công trước Thượng viện.
Các thành viên của cả hai viện khắp các bang đều là dân cử và đều được
chính những công dân của mình bầu ra.
Điều khác nhau duy nhất giữa hai viện đó là nói chung nhiệm kì thượng
nghị sĩ thì dài hơn nhiệm kì dân biểu. Các dân biểu hiếm khi hoạt động lâu