Hoa Kì chẳng có thủ đô: ánh sáng cũng như sức mạnh được tản mát ở
khắp nơi trên cái xứ sở mênh mông này. Những vầng sáng trí tuệ người, thay
vì toả ra từ một trung tâm, lại đan chéo nhau loạn xạ. Người Mĩ không có ở
bất kì nơi nào một trung tâm điều khiển tư duy con người, cả trung tâm điều
khiển công việc cũng không có nốt.
Điều này có nguyên do ở những điều kiện tại chỗ, chúng không tuỳ thuộc
vào con người, mà tuỳ thuộc vào luật pháp:
Ở Hoa Kì không có môn bài cho các nhà in, không có tem đăng kí các tờ
báo, nghĩa là họ không biết tới những luật lệ bảo chứng.
Kết quả từ đó là việc ra một tờ báo thật đơn giản và dễ dàng; chỉ với số
lượng người đặt mua ít ỏi là đủ chi trả mọi phí tổn ra một tờ báo: vì thế mà
số lượng báo chí định kì và không định kì ở Hoa Kì nhiều đến mức khó tin.
Những người Mĩ sáng láng nhất cho rằng sự phát tán sức lực báo chí không
thể tin được như vậy là do nó yếu: có một tiên đề của khoa chính trị học Hoa
Kì phát biểu rằng phương tiện duy nhất để trung hoà các tác động của báo
chí đó là làm gia tăng số lượng chúng lên. Tôi không làm cách nào hình
dung nổi một chân lí hiển nhiên đến thế mà lại không trở thành một chân lí
thô thiển hơn nữa ở nước Pháp chúng ta. Vâng, thì những ai muốn làm các
cuộc cách mạng bằng báo chí tìm cách đem lại cho báo chí vài ba tổ chức
mạnh, điều này với tôi chẳng có gì khó hiểu. Nhưng khi thấy những người
của nhà nước muốn duy trì trật tự đất nước mà lại tính chuyện làm giảm bớt
hoạt động báo chí bằng cách tập trung hoá ngành hoạt động này thì tôi tuyệt
đối không thể hiểu nổi. Tôi cảm thấy các chính quyền ở châu Âu đối đãi với
báo giới hệt như cung cách các hiệp sĩ thời xưa đối đãi với kẻ kình địch:
theo kinh nghiệm thì họ thấy tập trung hoá là một vũ khí mạnh, và họ muốn
kẻ thù của mình cũng tập trung hoá sao cho đánh bại được đối thủ ấy thì
vinh quang càng quang vinh hơn.
Ở Hoa Kì hầu như chẳng có một thôn ấp nhỏ nào lại không có tờ báo
riêng. Ta dễ dàng hiểu là với vô số chiến binh như vậy thì chẳng thể nào xác
lập được kỉ luật và cũng chẳng thống nhất nổi hành động: vì thế mà ta thấy
mỗi tờ báo lại giương cao ngọn cờ riêng của mình. Không phải là vì tờ báo