Điều đáng nói, đó là ở Hoa Kì báo chí có rất ít quyền lực so với ở nước ta.
Ở đất nước này không có chuyện gì hiếm hơn là việc khiếu kiện báo chí. Lí
do thật đơn giản: người Mĩ, khi chấp nhận với nhau cái tín điều về chủ
quyền của nhân dân, đã thành thực áp dụng tín điều đó. Họ không hề có ý
định dùng những thành tố thay đổi xoành xoạch hàng ngày để tạo ra những
thể chế trường tồn. Tiến công vào các luật lệ hiện tồn không phải là phạm
tội, miễn là người ta không có ý định dùng bạo lực để thủ tiêu chúng.
Vả chăng người Mĩ cũng tin là các toà án đều bất lực không thể kiềm chế
được báo chí, và ngôn ngữ con người nhẹ nhàng uyển chuyển thường luôn
luôn thấy trong những phân tích pháp lí, nên những tội phạm thuộc loại này
hầu như tuột khỏi cái bàn tay định chìa ra túm lấy chúng. Họ nghĩ rằng, để
có thể tác động có hiệu quả tới báo chí, thì phải tìm ra một hình thức toà án
không chỉ chuyên tâm xem xét cái trật tự hiện tồn, mà còn có khả năng đứng
lên trên công luận đang vùng vẫy xung quanh nó; đó là một thứ toà án xét
xử mà không cho quảng bá rộng, tuyên án mà không nói rõ động cơ của các
quyết định, và trừng phạt cái dụng ý nhiều hơn là những lời lẽ. Bất kì ai có
được quyền tạo ra và duy trì một toà án kiểu đó hẳn là sẽ mất công theo kiện
tự do báo chí; bởi vì khi đó kẻ ấy sẽ là ông chủ tuyệt đối của chính xã hội và
có thể trút bỏ được cả các nhà văn lẫn các văn phẩm của họ. Trong vấn đề
báo chí thực sự không có khâu trung gian giữa sự nô dịch và sự cho phép
[được tự do]. Để thu lượm được những điều tốt đẹp vô cùng nhờ tự do báo
chí, con người cần phải biết khuôn mình vào những điều xấu xa không tránh
khỏi mà tự do báo chí tạo ra. Muốn có những thứ này mà lại tránh được
những thứ kia, tức là đi theo những ảo tưởng thường thấy của các quốc gia
ốm yếu khi họ đã mệt mỏi vì những cuộc giao tranh và cạn kiệt sức lực, họ
đi tìm những phương cách để trên cùng một mảnh đất cùng tồn tại những ý
kiến thù nghịch nhau và những nguyên tắc trái ngược nhau.
Sự kém thế lực của báo chí ở nước Mĩ có nhiều nguyên nhân, mà đây là
những nguyên nhân chính:
Quyền tự do viết lách, cũng như mọi quyền khác, càng tỏ ra đáng gờm
một khi đó là một cái quyền mới mẻ của con người. Người dân nào chưa