được một chính quyền với mặt uy tín đạo lí thật lớn, liệu ta có nên tin rằng
nó chỉ biết nói mãi nói mãi mà không hành động gì chăng?
Liệu phải chăng cái “đoàn thể” kia bao giờ cũng chỉ dừng lại ở những nội
dung siêu hình, bởi vì mục đích của các đoàn thể chỉ là hướng dẫn dư luận
chứ không phải là áp đặt dư luận, chỉ tư vấn luật pháp chứ không làm ra luật
pháp?
Tôi càng hình dung tính độc lập của báo chí trong những tác động chính
yếu của nó, thì tôi càng thấy rõ rằng ở các quốc gia hiện đại tính độc lập của
báo chí là thành tố chính yếu, và như vậy nó là thành phần tạo thành tự do.
Vậy là một quốc gia muốn tự do thì có cái quyền bằng mọi giá đòi hỏi phải
tôn trọng tính độc lập của báo chí. Nhưng không thể hoàn toàn lẫn lộn một
thứ tự do vô giới hạn trong việc lập đoàn thể chính trị với sự tự do viết lách,
cái tự do lập hội vô giới hạn ít cần thiết hơn và lại nguy hiểm hơn quyền tự
do viết lách kia. Một quốc gia có thể đặt những cột mốc định giới hạn ở đó
mà vẫn không ngừng tự làm chủ được mình. Đôi khi quốc gia đó phải làm
như vậy để tiếp tục được là một quốc gia.
Ở nước Mĩ, quyền tự do lập đoàn thể vì mục đích chính trị là vô giới hạn.
Một thí dụ cụ thể sẽ cho ta hiểu rõ kĩ hơn là những gì tôi có thể nói thêm
cho đến độ bạn đọc không chịu đựng được nữa thì thôi.
Chúng ta hãy nhớ lại chuyện thuế biểu hoặc là chuyện về vấn đề tự do
thương mại đã từng làm cho đầu óc người Mĩ bị lung lay ra sao. Thuế biểu
không chỉ là vấn đề gây dư luận hoặc công kích vào dư luận mà nó đụng
chạm đến những lợi ích vật chất vô cùng mạnh mẽ. Miền Bắc thì cho nó là
nguyên nhân một phần sự thịnh vượng của mình, còn miền Nam thì cho là vì
nó mà sinh ra hầu như đủ thứ khốn khổ. Có thể nói là trong thời gian dài
chuyện thuế biểu đã làm đẻ ra những đam mê chính trị duy nhất là rung
động cả Liên bang.
Năm 1831 khi cuộc cãi cọ đến hồi kịch liệt nhất, một công dân không
tiếng tăm gì ở bang Massachusetts nghĩ ra việc qua báo chí đề nghị tất cả
những ai chống lại vấn đề thuế biểu hãy cử các đại biểu đến Philadelphia