mình. Đó là đem một hiểm nguy chống đối lại một hiểm nguy đáng gờm
hơn.
Theo tôi, sự toàn quyền của phe đa số là một hiểm hoạ lớn cho các nước
cộng hoà Mĩ, và việc đem dùng một phương tiện nguy hiểm để hạn chế nó
hình như vẫn còn là một điều tốt lành.
Ở đây tôi sẽ nói một ý tưởng gợi lại toàn bộ những gì tôi đã nói đâu đó về
các quyền tự do công cộng: để ngăn ngừa sự chuyên quyền của các đảng
phái cũng như tính võ đoán của vị quân vương, không có đất nước nào mà
các đoàn thể lại cần thiết hơn các quốc gia có trạng thái xã hội dân chủ. Tại
các quốc gia quý tộc trị, các tổ chức thứ yếu tạo thành những đoàn thể tự
nhiên ngăn ngừa những lạm dụng quyền lực. Tại những nước nào không hề
có những đoàn thể đó, nếu các cá nhân không có quyền tạo ra một cách nhân
tạo và tạm thời cái gì đó như những đoàn thể kia, tôi thấy ở đó chẳng còn
một con đê nào để chặn mọi hình thái của dòng nước quét bạo quyền, và khi
ấy một dân tộc lớn cũng có thể bị áp chế bởi một nhóm gây bạo loạn hoặc
bởi một người mà không thể bị trừng phạt.
Việc tổ chức đại hội nghị quốc ước (gọi là “đại” vì còn có nhiều loại khác
nữa) lắm khi có thể coi là một biện pháp tất yếu, mà ngay như cả ở Hoa Kì
thì bao giờ cũng là một sự kiện trọng đại, và những bè bạn của nước này
luôn luôn hình dung với nỗi e ngại.
Điều này được thể hiện rõ ở quốc ước năm 1831 khi toàn bộ các nỗ lực
của những con người nổi tiếng trong đại hội là tìm cách làm cho ngôn ngữ
được ôn hoà đi và thu hẹp đối tượng thảo luận lại. Rất có thể quốc ước năm
1831 có tạo được ảnh hưởng lớn đối với tinh thần những kẻ bất bình và
chuẩn bị cho họ công khai nổi dậy vào năm 1832 chống lại các đạo luật
thương mại của Liên bang.
Ta không thể che giấu được điều này, ấy là trong tất cả các quyền tự do,
xét về mặt chính trị, thì quyền tự do vô hạn đối với việc lập đoàn thể là
quyền tự do cuối cùng một dân tộc có thể ủng hộ. Nếu quyền tự do đó không
làm cho quốc gia kia rơi vào hỗn loạn vô chính phủ, thì có thể nói là nó luôn
luôn làm cho lúc nào cũng gần như đi tới hỗn loạn. Tuy nhiên, cái quyền tự