ta mua phiếu của cử tri bằng tiền, trong khi chuyện này được diễn ra công
nhiên ở Anh.
Tôi chưa khi nào nghe nói là ở Hoa Kì người ta đã dùng tài sản của mình
để mua chuộc người dân bị cai trị; nhưng thường khi tôi thấy hoài nghi sự
trung thực của các công chức. Nhiều khi tôi còn thấy người ta gán cho
nguyên nhân thành công của các công chức là do những mưu đồ thấp hèn
hoặc do những vụ thao túng mang tính tội phạm.
Vậy thì, nếu có khi nào những người điều hành nền quý tộc trị tìm cách
làm hủ hoá những người bị cai trị, thì chính những người đứng đầu các nền
dân trị lại tỏ ra là đã bị hủ hoá. Trong trường hợp thứ nhất (quý tộc trị)
người ta công kích trực diện vào đạo đức nhân dân, còn trong trường hợp
kia (dân trị) người ta tạo ra trong ý thức công chúng một tác động gián tiếp
đáng sợ hơn nhiều lắm.
Tại các quốc gia dân trị, những người đứng đầu nhà nước, vốn là những
kẻ bao giờ cũng là chỗ cho thiên hạ chĩa mũi dùi nghi ngờ vào, có vẻ như có
dùng quyền lực để trụ đỡ những tội phạm bị mọi người lên án. Đó là những
tấm gương nguy hiểm đối với cái đạo đức đang còn lộ diện và tạo ra chỗ để
so sánh rất thuyết phục với cái tật xấu đang còn ẩn mặt.
Kệ cho người ta tha hồ cứ nói rằng những đam mê bất lương thì ở cấp nào
cũng có; có khi chúng còn leo lên tận ngai vàng bằng con đường cha truyền
con nối; vì thế mà ta có thể bắt gặp những con người cực kì đáng khinh
đứng đầu những quốc gia quý tộc trị cũng như trong lòng các quốc gia dân
trị.
Câu trả lời này chẳng hề làm tôi thoả mãn: trong sự hủ hoá của những con
người ngẫu nhiên leo được vào chốn quyền lực, người ta thấy cái gì đó thô
lậu và tầm thường khiến cho đám đông công chúng dễ bị lây nhiễm; ngược
lại ngay trong sự hủ bại của các đại vương tôn vẫn có cái gì đó cao đạo
thường khiến cho nó không thể lây lan.
Nhân dân chẳng thể nào thâm nhập vào được chốn thâm cung ngoắt
ngoéo của tinh thần triều chính. Nhưng nhân dân vẫn cứ thấy được sự hạ