Chính sự thịnh vượng đó lại bắt đầu làm mất đi nguyên nhân tạo ra thịnh
vượng ấy. Hiểm nguy đã qua đi, người Mĩ chẳng còn nữa năng lượng và
lòng ái quốc đã giúp họ duy trì được năng lượng ấy. Thoát khỏi sợ sệt âu lo
rồi, người Mĩ dễ dàng trở về cuộc sống với những thói quen xưa và buông
thả mình theo thói thường về với những thiên hướng riêng. Khi một chính
quyền mạnh không còn cần thiết lắm nữa, người ta bắt đầu nghĩ là chính
quyền đó làm vướng cẳng họ. Tất cả đều thịnh vượng lên cùng với Liên
bang, và người ta chẳng hề tách khỏi Liên bang; nhưng người ta muốn cái
quyền lực đại diện họ bớt lộ liễu đi. Nói chung, người ta muốn đoàn kết
thống nhất như cũ, nhưng trong từng vụ việc riêng biệt, người ta có xu
hướng được độc lập. Nguyên tắc Liên bang mỗi ngày đều được người ta dễ
dàng chấp nhận nhưng lại kém được áp dụng. Vậy là chính quyền Liên
bang, một khi tạo ra được trật tự và hoà bình, lại tự dẫn mình đi đến chỗ suy
đốn.
Ngay khi biểu hiện tư tưởng này bộc lộ ra, những con người có phe phái
riêng và sống bằng các đam mê của nhân dân, liền khai thác tình hình theo
hướng có lợi cho họ.
Khi đó chính quyền Liên bang đứng trước tình hình rất nguy cấp; kẻ thù
thì được nhân dân ủng hộ, và chỉ khi hứa hẹn với dân là sẽ làm suy yếu
chính quyền Liên bang thì họ mới có được cái quyền điều khiển nó.
Kể từ thời kì đó, mỗi khi chính quyền Liên bang lao vào cuộc đấu đá với
chính quyền các bang, hầu như bao giờ nó cũng phải lùi. Khi có dịp giải
thích hiến pháp Liên bang, nội dung hầu như bao giờ cũng nghịch với Liên
bang và thuận cho bang.
Hiến pháp giao cho chính quyền Liên bang việc phục vụ các lợi ích quốc
gia: người ta nghĩ ngay là bằng nội lực (internal improvements − tiếng Anh
trong nguyên văn − ND) nó phải làm hoặc phải tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp lớn có bản chất là làm gia tăng sự thịnh vượng chung của toàn Liên
bang, thí dụ như đào các con kênh.
Các bang hốt hoảng lên nghĩ rằng đó sẽ là một quyền uy khác với quyền
uy của họ sẽ lại được quyền sử dụng một bộ phận lãnh thổ của họ. Họ lo