Ngân hàng Hoa Kì bao giờ cũng có trong tay rất nhiều tiền giấy thuộc sở
hữu của các ngân hàng địa phương; mỗi ngày nó có thể buộc các ngân hàng
địa phương hoàn trả lại tiền giấy theo giá trị kim bản vị. Với Ngân hàng Hoa
Kì thì ngược lại nó chẳng khi nào sợ một nguy cơ như vậy. Quy mô lớn các
nguồn lực trong tay nó cho phép nó đương đầu với mọi đòi hỏi. Bị đe doạ
đến sự tồn tại như thế, các ngân hàng địa phương bị bắt buộc phải có dự trữ
và chỉ cho lưu thông lượng tiền giấy tương ứng với vốn (kim bản vị) của
mình. Các ngân hàng địa phương khó chịu mà phải chấp nhận cách thức
kiểm soát lành mạnh này. Những tờ báo đã bị họ mua, cùng với tổng thống
mà vì lợi ích riêng cũng đầu hàng các tờ báo này, cùng nhau giận dữ công
kích Ngân hàng. Họ lôi kéo các đam mê cục bộ và bản năng dân chủ mù
quáng của đất nước. Theo gương họ, các giám đốc ngân hàng cũng tập hợp
lại thành một tổ chức quý tộc và thường trực và chẳng mấy chốc ảnh hưởng
đã toả vào tận bên trong chính quyền, và làm thay đổi ít nhiều các nguyên
tắc bình đẳng là cơ sở của xã hội Mĩ.
Cuộc đấu tranh của Ngân hàng chống lại kẻ thù chỉ là một sự kiện ngẫu
nhiên của cuộc đại tranh đấu ở nước Mĩ giữa các địa phương với chính
quyền trung ương. Tinh thần độc lập và dân chủ chống lại tư tưởng thứ bậc
cao thấp và lệ thuộc. Tôi không hề nghĩ rằng kẻ thù của Ngân hàng Hoa Kì
lại cũng vẫn chính là những người đã công kích chính quyền Liên bang ở
những điểm khác. Nhưng tôi nói rằng những vụ công kích Ngân hàng Hoa
Kì là kết quả của vẫn những bản năng đã lôi kéo mọi người chống lại chính
quyền Liên bang, và số lượng đông đúc các kẻ thù của Ngân hàng Hoa Kì là
một triệu chứng suy yếu của chính quyền Liên bang.
Nhưng chưa khi nào thấy Liên bang tỏ ra nhu nhược hơn là trong vụ giá
cả hàng hoá
Các cuộc chiến tranh thời Cách mạng Pháp và cuộc chiến tranh năm 1812
đã ngăn trở sự giao thương tự do giữa Mĩ và châu Âu song lại đã tạo nên các
cơ sở thủ công nghiệp ở miền Bắc Liên bang. Khi hoà bình lại mở ra cho các
sản phẩm châu Âu con đường vào Tân thế giới, người Mĩ cho rằng mình