phải thiết lập một hệ thống Hải quan vừa đủ sức bảo hộ nền công nghiệp
mới ra đời của Mĩ vừa trả được khoản nợ gom lại vì chiến tranh.
Các bang miền Nam, vốn không có thủ công nghiệp để mà khuyến khích,
và cũng chỉ làm nghề nông thôi, liền than phiền ngay lập tức về biện pháp
này.
Tôi không có ý định xem xét ở đây đâu là phần thực và đâu là phần ảo
trong các lời than phiền của họ, tôi chỉ nói ra các sự kiện thôi.
Ngay từ năm 1820, bang Carolina Nam, trong một kiến nghị lên Hạ viện,
tuyên bố là bộ luật về giá cả hàng hoá là vi hiến, áp bức và bất công. Sau đó,
bang Georgia, Virginia, Carolina Bắc, Alabama và Mississippi cũng gửi đi
những kêu cầu ít nhiều mạnh mẽ theo cùng nội dung.
Chẳng những không thèm để ý tới những lời xì xầm đó, vào những năm
1824 và 1828, Hạ viện lại nâng cao thêm các quyền về giá cả hàng hoá và
tái xác nhận nguyên tắc đã định.
Thế là ở miền Nam, người ta tạo ra, hoặc nói cho đúng hơn là người ta lấy
lại một học thuyết nổi tiếng có tên là vô hiệu hoá (nullification).
Trong chương sách về Hiến pháp Hoa Kì, tôi đã chỉ ra rằng hiến pháp
Liên bang chẳng hề có mục đích tạo ra một liên đoàn, mà là lập ra một chính
quyền quốc gia. Người Mĩ ở Hoa Kì, trong mọi trường hợp đã được hiến
pháp của họ dự liệu, chỉ tạo thành một và duy nhất một quốc gia. Trên tất cả
các điểm ấy, ý nguyện quốc gia được bộc lộ thông qua một phe đa số, như ở
tất cả các quốc gia có hiến pháp. Một khi phe đa số lên tiếng thì nhiệm vụ
của phe thiểu số là phải theo.
Đó là học thuyết chính thức, học thuyết duy nhất phù hợp với lời văn của
hiến pháp và dụng ý rõ ràng của các tác giả hiến pháp.
Những nhà theo thuyết vô hiệu hoá miền Nam ngược lại cho rằng người
Mĩ khi đoàn kết thống nhất với nhau lại không hề quan niệm là họ sẽ hoà
thành một và chỉ một quốc gia, mà họ chỉ muốn tạo thành một liên đoàn
(ligue − ND) các quốc gia độc lập. Từ đó suy ra rằng mỗi bang một khi duy
trì được chủ quyền hoàn toàn của mình, nếu không độc lập trong hành động