hoa mĩ của họ lại gọi đó là Cha các dòng nước, hay là sông Mississippi.
Sông Mississippi bắt nguồn từ nơi giới hạn của hai vùng lãnh thổ lớn tôi
đã nói đến ở bên trên, từ đỉnh của cao nguyên ngăn cách hai vùng.
Gần dòng sông Mississippi còn có một con sông khác
biển vùng Bắc băng cực. Còn riêng con sông Mississippi thì dường như đôi
khi nó ngập ngừng không biết chảy đi đâu: rất nhiều lần nó đi vòng trở lại,
rồi sau khi dòng chảy đã chậm lại giữa vùng hồ và đầm lầy, cuối cùng nó
quyết định vạch một đường từ từ đi về Nam.
Khi thì hiền hoà trong lòng sông với cấu tạo đất sét được thiên nhiên đào
sẵn cho, khi thì nó căng phồng trong giông bão, sông Mississippi tưới tắm
cho hơn mười nghìn dặm đất dọc theo dòng nó chảy
.
Ở khoảng cách sáu trăm dặm
trước khi tới cửa sông, chiều sâu trung
bình của sông này là 15 feet và các tàu sức chứa 300 tấn có thể lội ngược
dòng chừng hai trăm dặm.
Có năm mươi bảy con sông lớn giao thông dễ dàng cung cấp nước cho
sông Mississippi. Trong số những con sông cấp nước cho Mississippi có một
sông dài 1.300 dặm
, một sông dài 600 dặm
một sông dài 500 dặm
, bốn con sông dài 200 dặm
, chưa kể còn có vô
vàn con suối ngang dọc rồi đổ cả vào lòng con sông Mississippi.
Thung lũng được sông Mississippi tưới tắm dường như được tạo ra cho
riêng một con sông này. Mississippi tung hoành đem tới đây cả cái tốt lẫn
cái xấu, và nó như là ông thần của cả vùng. Những vùng bao quanh sông
phơi bày một thiên nhiên màu mỡ bất tận. Nhưng đi xa dần khỏi vùng này,
các lớp thực vật cạn kiệt đi, đất đai nghèo đi, tất thảy đều đang héo hon hoặc
đang chết. Không nơi nào những cơn chấn động lớn lao của địa cầu đã để lại
nhiều dấu vết chứng tích rõ rệt hơn là ở thung lũng sông Mississippi. Toàn
cảnh nơi đây xác nhận những gì nước đã tạo ra. Cả sự khô cằn cùng sự trù
phú đều là công tích của sông Mississippi. Những đợt sóng đại dương
nguyên thuỷ đã tích luỹ ở đáy thung lũng những thảm đất thực vật khổng lồ
mà thời gian chưa làm cho bằng phẳng đi. Trên bờ hữu ngạn sông, ta bắt gặp