thung lũng sông Mississippi ở phía Tây là những đồng bằng mênh mông nói
chung đều bị cát che phủ, hoặc rãi rác những tảng đá granit, không cày cấy
được. Mùa hè, vùng này không có nước. Ở đó chỉ bắt gặp những đàn trâu và
ngựa hoang rất đông. Ở đó cũng có vài bộ lạc du mục người Anh điêng,
nhưng không đông.
Thiếu tá Long cũng nghe nói là cứ đi mãi theo một hướng lên phía sông
Plate, thì bên phía trái vẫn là hoang mạc đó. Nhưng chính ông không có điều
kiện kiểm chứng xem báo cáo đó có chính xác không. Long’s expedition
(Chuyến thám hiểm của Long), tập II, trang 361.
Dù tin cậy những điều ông thiếu tá Long nói, nhưng ta không nên quên
rằng ông chỉ đi thẳng một lèo qua cái xứ sở được ông nhắc tới, mà không rẽ
ngang rẽ ngửa khôi cái đường thẳng ông đã đi.
(B)
Nam Mĩ, ở những vùng giữa hai miền nhiệt đới, có vô số loại thực vật gọi
chung là cây leo (liane − ND). Chỉ một mình thảm thực vật vùng Antilles có
hơn 40 loài khác nhau.
Trong số cây bụi duyên dáng nhất có cây grenadille
. Theo lời miêu tả
giới thực vật vùng Antilles của Descourtiz, loài cây leo đẹp đẽ này dùng tua
vị bám vào cây lớn, và tạo thành những cổng vòm di động, những hàng cột
phong phú và lịch sự với hoa đỏ thẫm pha xanh lam, và toả mùi vị ngào
ngạt; tập I, trang 265.
Cây acacia
có trái to, là loài cây leo rất lớn, mọc nhanh và bò từ cây
này qua cây khác, có khi che phủ tới hơn nửa dặm; tập III, trang 227.
(C) VỀ CÁC NGÔN NGỮ NƯỚC MĨ
Người ta cho rằng các ngôn ngữ của người Anh điêng sống từ vùng Bắc
băng cực cho tới mũi Horn đều được cấu tạo theo cùng một mẫu và có
chung quy tắc ngữ pháp, từ đó mà có thể kết luận như thế rất đúng với sự
thật rằng các dân tộc Anh điêng đều cùng một lò chui ra.
Mỗi nhóm cư dân trên lục địa Mĩ nói một phương ngữ khác. Nhưng các
ngôn ngữ đích thực thì không có bao nhiêu, điều này lại càng dẫn tới xu