lại vừa lợi dụng. Họ đồng tình hầu hạ kẻ khác, và họ thấy hổ thẹn vì phải
phục tùng kẻ khác; họ yêu thích những mối lợi của chế độ nô dịch, nhưng lại
chẳng yêu thích người chủ, hoặc nói cho rõ hơn nữa, họ chưa tin chắc lắm
liệu họ có thể là những ông chủ được không, và họ sẵn sàng coi kẻ đang ra
lệnh cho họ như là kẻ tiếm các quyền của họ.
Chính khi đó ta thấy ở trong mỗi ngôi nhà của mỗi công dân có cái gì đó
tương tự như tình cảnh u buồn được giới chính trị tô vẽ nên. Tại đó diễn ra
không ngừng cuộc chiến tranh thầm lặng huynh đệ tương tàn giữa những thứ
quyền lực luôn luôn hoài nghi nhau và đối địch nhau: ông chủ tỏ ra từ tâm
và hiền lành, kẻ đầy tớ tỏ ra từ tâm và bướng bỉnh, một đằng thì lợi dụng
những hạn chế bất lương để không ngừng trốn tránh nghĩa vụ che chở và trả
công, còn một bên kia thì tìm cách không ngừng trốn tránh việc vâng lời.
Giữa hai nhân vật đó phơ phất những sợi dây cương của việc cai quản kẻ
đầy tớ mà anh nào cũng cố tìm cách giật lấy. Những đường phân giới giữa
quyền uy với bạo hành, giữa tự do và được phép, giữa quyền và hành động
đã rồi, hiện ra dưới con mắt cả đôi bên đan xen vào nhau và nhoè nhoẹt
không rành mạch, và chẳng anh nào biết chắc mình là ai, cũng chẳng biết rõ
mình có khả năng gì và cũng không biết rõ mình phải làm gì.
Một trạng thái như thế không phải là trạng thái mang tính dân chủ, mà là
trạng thái mang tính cách mạng.