thương hiệu từ chối không chịu thử có thể làm hại tiềm năng công việc kinh
doanh của họ, và về lâu dài, là ngay chính sự tồn tại của họ nữa.
Tại sao? Bởi vì suy cho cùng, điều duy nhất không bao giờ thay đổi
chính là bản chất con người. Nếu được chọn lựa, con người luôn dành thời
gian ở bên người họ yêu mến. Khi có lợi và thích hợp, họ cũng thích làm ăn
và mua hàng từ những người họ yêu mến. Và giờ đây họ có thể làm vậy lắm
chứ. Truyền thông xã hội giúp người tiêu dùng tương tác với các doanh
nghiệp theo kiểu tương tự như họ tương tác với bạn bè và gia đình. Những
người tiên phong công nghệ đã tranh thủ cơ hội trò chuyện thường xuyên
với các doanh nghiệp, rồi dần dà, càng ngày càng có nhiều người trở nên
hào hứng với ý niệm này và nối bước họ. Có thể bạn chưa thấy ảnh hưởng
của hoạt động này, nhưng tôi thì có. Ngày nào tôi cũng thấy. Những mối
quan hệ và giao kết tin cậy được hình thành thông qua truyền thông xã hội
đang nhanh chóng trở thành những tác lực tinh vi nhưng đang phát triển
mau chóng của nền kinh tế. Các thương hiệu và doanh nghiệp bắt buộc phải
học cách sử dụng truyền thông xã hội một cách đúng đắn và đích thực để
phát triển những mối quan hệ tay đôi với nguồn khách hàng của mình – bất
kể lớn đến đâu – để họ có thề tạo ảnh hưởng trên thị trường, trong hiện tại
và cả tương lai.
* * *
Truyền thông xã hội còn hơn cả truyền thông
Xin lưu ý, tôi không thích thuật ngữ “truyền thông xã hội” (social
media). Đây là một sự dùng từ sai đã tạo nên một nhầm lẫn nghiêm
trọng. Nó khiến các nhà quản lý, nhân viên tiếp thị, các giám đốc điều
hành (CEO), và giám đốc tiếp thị (CMO) tưởng là họ có thế sử dụng
các trang mạng xã hội để lan truyền thông điệp y như cách họ sử
dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như ấn phẩm, truyền
thanh, truyền hình, hoặc quảng cáo ngoài trời, và mong đợi kết quả
cùng doanh thu tương tự. Nhưng cái chúng ta gọi là truyền thông xã