may áo thun, thì đúng là công nhân sẽ phải tìm việc khác. Nhưng mục tiêu
của nền kinh tế nói chung không chỉ đơn thuần là tạo ra việc làm, mà là tạo
ra những việc làm có thể tối đa hóa năng suất lao động.
Về mắt tổng thể, một xã hội không thể có lợi với việc liên tục sử dụng
lao động và tư liệu sản xuất một cách kém hiệu quả. Nếu Hoa Kỳ không có
lợi thế cạnh tranh trong mặt hàng áo thun, họ cần tìm một sản phẩm khác
mà họ có lợi thế để sản xuất.
Nếu dựng lên những rào cản thương mại để bảo vệ công ăn việc làm
trong nước, chi phí của áo thun sẽ tiếp tục cao. Khi đó, người tiêu dùng sẽ
có ít tiền hơn để mua những hàng hóa khác, ví dụ ván trượt nước, và những
nhà sản xuất hàng hóa khác này sẽ bị thiệt thòi. Nhìn ra một công ăn việc
làm được giữ lại thì rất dễ, cái khó hơn là nhìn ra được công việc không
được tạo ra!
Rõ ràng là vô lý khi lãng phí lao động của chúng ta vào việc sản xuất ra
những thứ có thể được sản xuất hiệu quả hơn ở nước ngoài. Nếu tập trung
vào những hàng hóa dịch vụ mà chúng ta có thể làm ra một cách hiệu quả
nhất, chúng ta có thể đem chúng đi đổi lấy những thứ mà nước ngoài làm
tốt hơn. Và cuối cùng, chúng ta sẽ có nhiều của cải vật chất hơn.
Tất nhiên, vấn đề nằm ở chỗ đồng dollar Mỹ được định giá cao quá mức
một cách giả tạo, thuế má cao, các luật lệ giới hạn về lương bổng và lao
động, do đó chúng ta không có tính cạnh tranh cao trong nhiều hạng mục
hàng hóa dịch vụ. Điều này rõ ràng là cần phải thay đổi.