điệu hay và du dương? Dây thật căng? '" Thưa không" Sona trả lời " Dây
căng quá thì đàn không kêu và sẽ bị đứt bất cứ lúc nào". "Dây đàn trùng
quá thì sao? " "Thưa dây trùng quá thì đàn cũng không kêu, muốn cho đàn
kêu hay thì dây phải không căng quá và cũng không trùng quá". Cũng
giống như đời sống xa hoa quá thì buông lung, và vô kỷ luật. Ðời sống
hành xác thì quá khắt khe, quá căng thẳng, khiến tinh thần và thân thể suy
sôp, giống như dây đàn quá căng sẽ bị đứt bất cứ lúc nào.
Ðặc biệt, con đường của người Phật Tử đi đến mục đích giống như
một toa thuốc. Một vị bác sĩ giải trị một bệnh nhân đau nặng, toa thuốc
không những để chữa bệnh thể xác mà còn chữa bệnh tâm thần nữa. Chẳng
hạn, nếu một người đau bệnh tim, người bệnh này không chỉ chữa bằng
thuốc men không thôi mà phải ăn uống kiêng khem và tránh những điều
làm căng thẳng thần kinh. Lại nữa, nếu ta đọc những lời chỉ dẫn để chấm
dứt khổ đau, ta thấy những lời dạy không những chỉ nói đến thân thể, hành
động và lời nói, mà còn nói đến cảm nghĩ.
Nói một cách khác, Bát Chánh Ðạo Cao Quý là một con đường chấm
dứt khổ đau, dễ hiểu và là một phương pháp chữa trị tổng hợp. Phương
pháp này đặt ra để chữa trị bệnh qua việc loại trừ nguyên nhân, và do cách
điều trị không những về thân mà cũng còn về tâm thần nữa.
Chánh Kiến (hiểu biết chánh đáng) là bước đầu của Bát Chánh Ðạo và
theo sau là Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng,
Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh. Tại sao lại bắt đầu bằng
Chánh Kiến? Vì lẽ muốn trèo một quả núi thì ta phải nhìn thấy rõ ràng đỉnh
núi. Ðiều này có nghĩa là bước đầu tùy thuộc vào bước cuối. Chúng ta phải
thấy mục tiêu trong tầm mắt nếu chúng ta phải đi qua một con đường để
tiến tới mục tiêu đó. Trong ý nghĩa này, Chánh Kiến chỉ hướng đi và hướng
dẫn các bước theo sau. Chúng ta thấy nơi đây hai bước đầu tiên, Chánh
Kiến và Chánh Tư Duy thuộc về tâm. Nhờ Chánh Kiến và Chánh Tư Duy,
chúng ta loại trừ si mê, tham lam và sân hận.. Chỉ nói Chánh Kiến và
Chánh Tư Duy loại trừ vô minh, tham lam và sân hận chưa đủ. Chúng ta
cần phải thanh tịnh thân xác để đạt đến hai đức tính này. Muốn thế, chúng