6
BÀI V - GIỚI
C
húng ta đã hoàn tất việc tìm hiểu Tứ Diệu Ðế và trong chương trước đây
chúng ta triển khai về Bát Chánh Ðạo (*) để chấm dứt khổ đau. Chúng ta
đã lấy ví dụ việc trèo núi khi tu tập Bát Chánh Ðạo để chấm dứt khổ đau.
Giống như ta trèo nứi, bước thứ nhất tùy thuộc bước chót, bước chót tùy
thuộc bước đầu tiên vì lẽ chúng ta phải để mắt nhằm thẳng vào đỉnh núi và
cũng phải cẩn thận để khỏi trượt chân trong khi bước những bước đầu tiên.
Cho nên ở đây, khi trèo núi, mỗi chặng đường đều tùy thuộc với nhau.
Trong nghĩa đó, tất cả các bước trong Bát Chánh Ðạo đều liên hệ và phụ
thuộc lẫn nhau. Chúng ta không thể bỏ bất cứ một bước nào cả. Tuy nhiên,
để đạt mục tiêu, tám bước được chia làm ba cách, hay ba phần để tu tập. Ba
phần này là đức hạnh hay giới (Shila, hay Sila - Phạn Ngữ), phát triển tinh
thần hay thiền định (Shamadhi, hay Samadhi - Phạn Ngữ) và cuối cùng là
trí tuệ hay huệ (Prajna, hay Panna, Phạn Ngữ).
(*) Bát Chánh Ðạo: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy (Nhóm Huệ);
Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng (Nhóm Giới);
Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Ðịnh (Nhóm Ðịnh)
Dù theo quan niệm và sắp đặt, bước đầu tùy thuộc bước cuối và bước
cuối tùy thuộc bước đầu; dù chúng đều tùy thuộc lẫn nhau, nhưng trong
phần thực hành khi trèo núi, ta phải trèo từ chỗ sườn núi thấp nhất. Ai cũng
muốn đi thẳng ngay tới đỉnh, nhưng muốn tới đỉnh, chúng ta phải bắt đầu từ
chỗ sườn thấp trước. Ðó là lý do đặc biệt trong lúc tu tập mà chúng ta thấy
tám bước của Bát Chánh đạo được chia làm ba phương cách để thực hiện.
Phương cách thứ nhất trong ba phương cách này là giới hạnh tốt. Giới
hạnh tốt là căn bản cho việc tiến bộ trên con đường phát triển nhân cách