không thể nào diễn tả cho đúng được. Tôi thường hỏi ý kiến người Tân Gia
Ba về điểm này. Quý vị hãy tưởng tượng chúng tôi mới đặt chân tới một xứ
có trái sầu riêng. Chúng tôi chưa bao giờ ăn trái này bao giờ. Làm sao tả
đúng mùi vị của trái này khi tôi chưa bao giờ ăn? Chúng ta chỉ có thể diễn
tả bằng cách so sánh hay đối chiếu hay nghĩ sai. Chẳng hạn, bạn có thể nói
là sầu riêng hơi chua, và có chất bột. Bạn cũng có thể nói nó giống như trái
mít, hay bạn cũng có thể nói nó không giống chuối. Cho nên chúng ta gặp
nhiều khó khăn tương tự khi chúng ta giải thích Niết Bàn. Chúng ta thấy
Ðức Phật và các pháp sư dùng miêu tả Niết Bàn như sau.
Ðức Phật mô tả Niết Bản là hạnh phúc tối thượng, là hòa bình, là bất
tử. Giống như vậy, Ngài diễn tả Niết Bàn như không có tạo tác, không hình
tướng, ở ngoài đất, nước, lửa, gió, ở ngoài mặt trời, mặt trăng, khó dò,
không thể đo lường được. Cho nên chúng ta có hai lối diễn tả Niết Bàn.
Một cách tích cực là chúng ta so sánh Niết Bàn với những gì ta thấy ở trên
đời này như hạnh phúc tràn trề và niềm an lạc sâu xa trong tâm khảm, hoặc
ta tưởng tượng Niết Bàn như là một hình ảnh thoáng qua. Mít không giống
sầu riêng. Cũng vậy, chúng ta có thể nói Niết Bàn không giống một thứ gì
trên thế giới này cả, và cũng không giống những gì chúng ta thấy hàng
ngày. Niết Bàn không có tạo tác. Nó vượt ra ngoài mặt trời, mặt trăng. Nó
vượt ra ngoài tất cả những danh xưng và hình tướng mà chúng ta thường
dùng để chỉ định những gì chúng ta thấy ở trên thế giới này.
Vấn đề then chốt là phải hiểu rằng Niết Bàn chỉ do chính ta tự thấy mà
thôi. Chẳng cần biết trái sầu riêng giống trái gì, chúng ta cứ ăn đi. Bàn tán,
mô tả trái sầu riêng chẳng bằng cứ ăn nó đi. Ta có kinh nghiệm chấm dứt
khổ đau của chính bản thân, và đường lối thực hành là loại trừ nguyên nhân
sinh ra khổ đau -- những ô-trược của tham dục (Raga), sân hận (Dosha) và
si mê (Avidya). Khi ta loại trừ được tất cả những nguyên nhân của khổ đau,
ta sẽ đạt được Niết Bàn cho chính bản thân của chúng ta.
-ooOoo-