2
PHẦN III.2
K
hi chúng ta nói đến chấm dứt khổ đau, chân lý của diệt khổ, chúng ta
đang nói đến mục tiêu mà người Phật Tử đang bước tới. Trong kinh có chỗ
Ðức Phật nói đại dương dù rộng lớn cũng chỉ có một vị, vị ấy là muối mặn,
và giáo lý của Ngài cũng như vậy. Mặc dù những lời dạy của Ngài bao la
như đại dương, nhưng chỉ có một vị, và đó là vị Niết Bàn. Như quý vị thấy,
mặc dù Phật dạy rất nhiều như Tứ Diệu Ðế, ba phương pháp thực hành, lý
nhân duyên, tam tướng, vân vân... tất cả giáo lý ấy chỉ có một mục tiêu, và
mục tiêu đó là diệt khổ. Ðó là mục tiêu dạy trong giáo lý mà ta thấy đường
hướng và mục đích đó trong đạo Phật. Chấm dứt khổ đau là mục tiêu của
người Phật tử phải tu tập nhưng chấm dứt khổ đau không phải chỉ là một
điều siêu việt và tối thượng.
Có lần có người hỏi chúng tôi về sự phát triển Do Thái Giáo như sau:
"Xin cho biết mục tiêu cuối cùng của Do Thái Giáo và sự khác biệt giữa
mục tiêu tinh thần của Do Thái Giáo và đạo Phật?" Về Do Thái Giáo,
chúng tôi nghĩ phải công bình mà nói tôn giáo này có hai mục tiêu. Một
liên quan đến đời sống hiện tại, được giải thích là xây dựng một vương
quốc của tình thương, thịnh vượng và công bằng trên thế giới này. Mục tiêu
thứ hai cao hơn liên quan đến việc lên thiên đàng sau khi chết. Nhưng trong
đạo Phật, đường lối của chúng ta toàn diện hơn. Nói một cách khác, mục
tiêu chấm dứt khổ đau mà Ðức Phật nói rất là rộng rãi và toàn diện theo
đúng nghĩa. Vì lẽ khi chúng ta nói chấm dứt khổ đau, chúng ta muốn nói
chấm dứt khổ đau tại thế, ngay bây giờ, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Chúng tôi
xin nói rõ với nhiều chi tiết. Tỉ dụ, chúng ta đang trong cảnh nghèo khó,
thiếu thực phẩm, thuốc men, trường học, vân vân... Có những khổ đau như