NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 58

các phương pháp. Cái Ngã là nguyên nhân của khổ đau và sợ hãi. Trong
phạm vi này, cái Ngã giống như một cái dây bị nhìn lầm thành con rắn lúc
tối trời. Nếu thấy một đoạn dây lúc trời tối, chúng ta tưởng rằng đó là con
rắn, và sự lầm lẫn này là nguyên nhân của sợ hãi. Cũng vậy, vì vô minh,
chúng ta cho rằng những cảm nghĩ nhất thời và những cái vô ngã là cái
Ngã; chúng ta hy vọng và sợ hãi khi phải ứng phó với tình hình. Chúng ta
muốn có cái này và cái khác. Chúng ta thích người này và không ưa kẻ
khác. Cho nên vô minh có nghĩa khái niệm nhầm lẫn về cái Ta thường còn,
cái Thực Ngã. Giáo lý về Vô-ngã không trái ngược với giới luật trách
nhiệm, với luật của nghiệp. Ðúng vậy, quý vị hãy nhớ lại rằng Chánh Kiến
có hai mặt: Một là hiểu biết về Nghiệp Luật, và hai là nhìn đúng sự vật, tức
là hiểu biết thực chất của nó. Một khi chấp ngã được dẹp đi, một khi khái
niệm lầm lẫn về cái Ngã bị Chánh Kiến đánh tan, tham lam, sân si, và các
điều khác còn lại không phát sinh được. Khi các điều trên chấm dứt, chúng
ta sẽ chấm dứt khổ đau. Chúng tôi không kỳ vọng quý vị hiểu rõ vấn đề này
ngay. Trong những buổi nói chuyện tới, chúng tôi sẽ đi sâu vào việc cứu xét
thực chất của vô minh.

Giờ đây, chúng tôi nói đến phần kế tiếp của nhóm trí tuệ (Huệ): đó là

Chánh Tư Duy. Ở đây chúng ta bắt đầu thấy được mối tương quan và tác
động toàn bộ của nhóm Huệ đối với nhóm Giới như thế nào cho tư tưởng
có một ảnh hưởng to lớn đến phẩm cách của một con người. Ðức Phật đã
từng nói nếu chúng ta hành động, và nói năng với một đầu óc thanh tịnh,
hạnh phúc theo ta như bóng với hình. Nếu ta nói năng và hành động với
một đầu óc bất tịnh, khổ đau theo ta như bánh xe theo vết chân bà. Tư duy
có một ảnh hưởng quảng đại tới nhân cách. Chánh Tư Duy có nghĩa là
tránh tham lam và sân hận. Cho nên quý vị thấy trí tuệ quan trọng đến như
thế nào vì nguyên nhân của khổ đau là do tham, sân và si. Chánh Kiến dẹp
trừ (si mê) vô minh, Chánh Tư Duy dẹp trừ tham lam, sân hận. Cho nên
Chánh Kiến và Chánh Tư Duy dẹp trừ nguyên nhân của khổ đau.

Muốn dẹp trừ tham sân. chúng ta cần phải tu tập việc buông bá. Muốn

tiêu trừ sân hận, chúng ta phải vun bồi tâm từ ái và lòng bi mẫn. Làm thế
nào để nâng cao thái độ buông bá, từ ái và bi mẫn là những công năng tẩy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.