trong những giáo lý trình bầy trong Chánh Kiến. Khi chúng ta diễn tả
Chánh kiến trong nhiều đường lối, những đường lối diễn tả này là chống lại
vô minh, trói buộc, và dính mắc trong vòng sinh tử. Khi Ðức Phật đạt giác
ngộ, việc chứng nghiệm thiết yếu của Ngài là việc phá vỡ vô minh. Ngài đã
nói đến kinh nghiệm này nhiều lần, và đó là việc hiểu thấu Tứ Diệu Ðế và
Lý Nhân Duyên. Cả hai Tứ Diệu Ðế và Lý Nhân Duyên đều chú trọng đến
việc phá vỡ vô minh. Theo nghĩa này, vô minh là trọng tâm của vấn đề, là ý
nghĩa chủ yếu của hai công thức Tứ Diệu Ðế và Lý Nhân Duyên.
Chúng ta hãy nói lại Tứ Diệu Ðế một chút. Bí quyết để biến đổi kinh
nghiệm đau khổ của con người thành kinh nghiệm chấm dứt khổ đau là
việc hiểu thấu Ðế Thứ Hai, chân lý của nguyên nhân đau khổ. Khi hiểu rõ
nguyên nhân của đau khổ, chúng ta phải hành động để chấm dứt khổ đau.
Như đã thảo luận, Tứ Diệu Ðế được chia làm hai nhóm: Một nhóm cần loại
bá, và một nhóm cần đạt đến. Nhóm loại bỏ là khổ đau và nguyên nhân của
nó, và nhóm cần đạt dến là việc chấm dứt được trong đêm giác ngộ của
Ngài. Khi Ngài nhìn thấy được là chấm dứt khổ đau và con đường đi đến
để chấm dứt khổ đau. Hiểu được nguyên nhân khổ đau giúp ta làm được
điều đó. Ðức Phật đã nói rõ kinh nghiệm trong đêm giác ngộ của Ngài. Khi
Ngài thấy rõ nguyên nhân khổ đau, và khi Ngài hiểu rằng tham, sân si là
nguyên nhân của khổ đau thì cánh cửa giác ngộ mở rộng cho Ngài. Vô
minh, tham lam, và sân hận là những nguyên nhân của khổ đau. Muốn hiểu
phần giáo lý căn bản, chúng ta cần phải chú trọng vô minh vì vô minh sinh
ra tham lam và sân hận.
Chủ yếu, vô minh là tư tưởng cho rằng cái Ta là thường còn, độc lập
và cách biệt với những người khác hay vật khác chung quanh chúng ta.Một
khi chỉ biết cái "Ta", chúng ta có khuynh hướng chấp nhận những điều bảo
vệ cái "Ta" và chống đối những điều đe dọa cái "Ta". Sự nhận thức về cái
Ta là nguyên nhân chính của khổ đau, là gốc rễ của những cảm xúc tiêu cực
như dục vọng, sân hận, ác-ý, ham muốn, tham lam và ghen ghét. Vì vô
minh nên nghĩ tưởng có Ngã, có Ta. Thật ra cái Ta chỉ là một tập hợp của
những yếu tố không thay đổi, ý lại, và tùy thuộc. Có rừng nào đứng ngoài
cây cối? Cái Ngã chẳng qua chỉ là một danh từ để tiện gọi việc tổng hợp