NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 55

nhắc những giáo lý đó. Ngoài việc quan sát và tìm hiểu, học giáo lý, đọc
kinh, hay nghe giảng; bước thứ ba của việc đạt đến Chánh Kiến là Thiền
định. Trong giai đoạn ba của tiến trình để đạt Chánh Kiến, hai loại hiểu biết
hợp nhất.

Tóm lại, phương thức để đạt Chánh Kiến là như sau: Giai đoạn thứ

nhất (Văn), chúng ta phải quan sát, nghiên cứu và đọc kinh; Giai đoạn thứ
hai (Tư), chúng ta phải tư duy về những gì đã quan sát, học và đọc; Giai
đoạn thứ ba (Tu), chúng ta phải thiền tập trên những đề mục đã được tư
duy, quan tâm và xác định.

Hãy xem một thí dụ thực tế. Ví thử như chúng ta dự tính đến một chỗ

nào đó. Trước hết chúng ta cần phải có một bản đồ chỉ đường. Chúng ta bắt
đầu nhìn bản đồ để tìm hướng đi. Rồi chúng ta phải nhớ lại những điều đã
thấy, coi lại bản đồ, xem kỹ lại hướng đi. Có như vậy chúng ta mới đi đến
mục tiêu đã định. Việc này giống như thiền định. Lại nữa, thí dụ ta mới
mua một dụng cụ. Nếu chưa đọc kỹ lời chỉ dẫn, chúng ta phải đọc lại,
nghiên cứu kỹ luỡng để hiểu thấu rõ ràng. Khi chắc chắn đã thấu đáo rõ
ràng, chúng ta mới có thể sử dụng dụng cụ mới đó. Việc trên cũng giống
như thiền định, chúng ta phải tư duy những điều chúng ta thấy do nhận xét,
học hỏi, quán sát và nghiên cứu. Ở giai đoạn thứ ba, nhờ thiền định những
dữ kiện đó trở thành một phần của kinh nghiệm sống của chúng ta.

Có lẽ chúng ta nên dành ít phút để bàn luận về thái độ mà một người

cần có trong việc học tập giáo lý của Ðức Phật. Muốn học tập giáo lý,
chúng ta phải tránh ba điều lỗi về thái độ của chúng ta và ba lỗi lầm này
được minh họa bằng thí dụ về một cái bình. Trong thí dụ này, chúng ta là
cái bình, và giáo lý được rót đầy vào bình. Nếu bình này đóng kín, chúng ta
không thể đổ đầy bình, ví dụ như rót sửa chẳng hạn. Ðiều này giống như ta
nghe giáo lý với tâm trí bưng bít, một tâm trí không cởi mở khiến Phật
Pháp không thể rót đầy bình được. Rồi nếu bình của chúng ta có một lổ
hổng dưới đáy. Nếu ta đổ sửa vào bình, sửa sẽ chảy hết qua lổ hổng. Việc
này tương tự như nghe tai này chạy sang tai kia. Và cuối cùng bình dơ bẩn
khi chúng ta rót sửa mà không rửa sạch sẽ, sửa hư còn sót lại khiến sửa mới
đổ vào sẽ bị hư. Cũng vậy, nếu chúng ta nghe giáo lý với một tâm trí và thái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.