thế, Ngài còn ngụ ý đến điều gì sâu xa hơn là chỉ đơn thuần tiếp thu giáo
pháp về mặt lý thuyết. Hiểu biết ở đây phải là hiểu biết của Chánh Kiến,
một sự hiểu biết trong việc nhìn đúng sự vật. Vì vậy, khi nói đến nhìn đúng
sự vật, chúng ta muốn nói nói đến việc đạt trí tuệ. Nói đến việc nhìn đúng
sự thật có nghĩa là nhìn đúng thực chất của nó. Ðạt đến trí tuệ không phải
chỉ là việc mở mang trí tuệ và việc tu tập giáo pháp mà là việc nhìn thẳng
vào sự vật để thấy bộ mặt thực sự của nó. Hiểu được sự vật đúng như thực
gần như đạt đến giác ngộ. Trí tuệ mở cửa đến tô do, khỏi khổ đau và đến
Niết Bàn. Trí Tuệ là cốt lõi của Ðạo Phật. Trong các tôn giáo khác, đức tin
là tối thượng. Cũng trong vài tôn giáo nữa, ví dụ như trong Yoga, thiền định
là tối quan trọng. Trong đạo Phật, đức tin chỉ là bước đầu, thiền định chỉ là
phương tiện, và cốt tủy của Ðạo Phật chính là trí tuệ. Hai bước trong Bát
Chánh Ðạo nằm thuộc nhóm trí tuệ là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.
Chánh Kiến là nhìn đúng sự vật, và biết rõ thực chất của mọi vật hơn là chỉ
đơn giản nhìn chúng theo bề ngoài. Ðó là việc quán chiếu nội tâm, hiểu biết
sâu xa, và quan sát bề trong của sự vật. Nếu muốn giải thích điều đó theo
giáo pháp, chúng ta sẽ phải nói đến Tứ Diệu Ðế, lý nhân duyên, vô thường,
vô ngã, vân vân... Nhưng bây giờ chúng ta chỉ nói đến phương cách thức
làm sao đạt được Chánh Kiến. Nơi đây, chúng ta thấy được quan điểm rất
khoa học trong giáo lý của Ðức Phật. Khi chúng ta tìm phương cách đạt
đến Chánh Kiến, chúng ta bắt đầu quan sát tình hình và bản ngã một cách
khách quan, nghĩa là chúng ta tìm hiểu, cứu xét và nhận định.
Trong khi tìm cầu Chánh Kiến, chúng ta thấy có hai loại hiểu biết:
Một loại hiểu biết do chúng ta thực chứng, và loại thứ hai đạt được nhờ
người khác trình bày. Rốt cuộc hai loại hiểu biết này kết hợp thành một bởi
vì sau việc lý giải, sự hiểu biết thật sự về Chánh Kiến phải là của riêng
chúng ta. Nhưng lúc này chúng ta có thể phân biệt Chánh Kiến do chúng ta
đạt được do việc quan sát trực tiếp, và Chánh Kiến mà ta có trọn vẹn được
do nghiên cứu giáo lý. Cũng như trường hợp của chúng ta, chúng ta cần
quan sát một cách khách quan những điều trông thấy, những điều đã từng
trải để rồi cứu xét và cân nhắc ý nghĩa của nó. Cũng vậy, học giáo lý của
Ðức Phật, chúng ta cần nghiên cứu kỹ, nghe giảng, để rồi cứu xét và cân