thiết sống trong rừng, không phải từ bỏ các hoạt động thường nhật, nhưng
chúng ta có thể bắt đầu thực tập một thời gian tương đối ngắn, vào khoảng
mười hay mười lăm phút mỗi ngày.
Khi có thiền lúc, ta sẽ có hai lợi lạc chính. Trước tiên, thiền đem sự
thoải mái về vật chất và tinh thần, thư thái, hỉ lạc, bình tĩnh, tịch tịnh. Thứ
nhì, thiền khiến cho tâm trí trở thành một dụng cụ có thể nhìn sự vật đúng
chúng là như thế. Thiền giúp cho tâm đạt trí tuệ. Khi chúng ta nói nhìn sự
vật đúng như chúng là thế, chúng ta liên hệ khả năng này với việc phát triển
các dụng cụ đặc biệt trong khoa học đã có thể quan sát được những hạt vi
phân tiệm nguyên tử, vân vân... Nếu không có sự phát minh ra máy thu
thanh chúng ta đâu có biết đến các làn sóng điện. Tương tự, nếu ta không
mở mang tâm ý bằng cách trau dồi Chánh Tinh Tấn và Chánh Niệm, và đặc
biệt là phát triển Tâm Ðịnh, thì sự hiểu biết của chúng ta về thực tướng của
sự vật, về chân lý, sẽ vẫn chỉ là một kiến thức lý thuyết. Ðể có thể chuyển
sự hiểu biết của chúng ta về Tứ Diệu Ðế trong sách vở thành kinh nghiệm
thực chứng, chúng ta phải đạt đến trạng thái nhất tâm.Từ điểm này tâm
định sẵn sòng biến sự chú tâm của nó trở thành trí tuệ. Ðó là điểm mà ta
thấy vai trò của ÐỊNH trong đạo Phật. Trước đây chúng ta chỉ nói qua việc
Ðức Phật quyết định rời bỏ hai vị thầy Arada Kalama và Udraka
Ramaputra cùng việc phối hợp thiền định với thiền quán trong đêm Ngài
giác ngộ. Cho nên ở đây, nhất tâm chưa đủ. Ðiều này cũng giống như gọt
bút chì cho nhọn để viết, mài dìu cho sắc để cắt tận gốc rễ tham lam, sân
hận và si mê. Khi chúng ta đạt được nhất tâm, chúng ta mới sẵn sòng lặng
lẽ tiến tới việc hiểu biết sâu xa, thiền định với trí tuệ.
-ooOoo-