NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 59

sạch được tham lam, sân hận? Trước hết, chúng ta tu tập việc buông bỏ
bằng cách suy gẫm bản chất bất toại nguyện của cuộc sống, nhất là cái bất
toại nguyện của những lạc thú giác quan. Chúng ta hãy so sánh lạc thú của
giác quan với nước muối. Kẻ khát nước, uống nước muối thì khát thêm. Kẻ
đó không bao giờ thỏa mãn được cơn khát.

Ðức Phật cũng so sánh lạc thú của giác quan với một loại trái cây tên

là Kimbu. Loại trái này trông bề ngoài thật đẹp đẽ vì vá trái rất hấp dẫn,
thêm ngon. Nhưng nó gây ra tai họa vì nó rất độc khi ta ăn phải. Tương tự
như vậy, lạc thú của giác quan thật hấp dẫn, thật đáng hưởng nhưng chúng
gây tai họa. Cho nên muốn trau dồi hạnh buông bá, ta phải xét đến những
hậu quả tai hại của những lạc thú giác quan. Ngoài ra chúng ta phải suy
gẫm, hiểu rõ bản chất của luân hồi sinh tử là khổ đau. Dù sinh ở đâu, nhưng
còn đang trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi, chúng ta bị khổ đau tràn ngập
bởi vì tính chất của sinh tử luân hồi là khổ đau. Tính chất khổ đau của sinh
tử luân hồi ví như lửa với nhiệt. Quán triệt tính chất không toại nguyện của
cuộc sống, và nhận định rõ những hậu quả đáng ghét của các lạc thú giác
quan, chúng ta cần phải tu tập việc buông bỏ.

Chúng ta chỉ có thể trau dồi tâm từ ái và lòng bi mẫn khi nhận thức

được sự bình đẳng cần thiết của tất cả chúng sinh. Ai cũng sợ chết, ai cũng
run sợ trước hình phạt. Hiểu rõ như thế, chúng ta không nên giết hại, hay
gây chết chóc cho người khác. Ai cũng ham muốn hạnh phúc, và sợ hãi đau
đớn. Mọi sinh vật đều giống nhau. Biết vậy, chúng ta không nên tự cho
mình cao hơn người khác, chúng ta không nên coi mình khác biệt với người
khác. Biết sự bình đẳng của tất cả chúng sinh là căn bản của sự trau dồi tâm
từ ái và lòng bi mẫn. Ai cũng muốn có hạnh phúc như ta vậy. Hiểu rõ như
vậy, ta phải đối xử với tất cả chúng sinh với tâm từ và lòng bi mẫn. Chúng
ta phải mong ước mọi người đều được hạnh phúc. Nếu chúng ta sợ khổ sở
và đau đớn, và mong muốn tránh các điều đó, thì ai ai cũng đều sợ hãi khổ
sở và đau đớn, và muốn tránh các điều đó. Hiểu được như vậy, chúng ta sẽ
có thái độ mong muốn mọi người được thoát khổ.

Cũng trong đường hướng đó, chúng ta có thể phát triển hạnh nguyện

xả bỏ và từ bi để đối trị và tiêu trừ tham lam và sân hận. Sau cùng khi đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.