9
BÀI VIII - NGHIỆP
H
ôm nay chúng ta nói đến một vài điều rất phổ thông trong Phật Giáo: ý
niệm về nghiệp và tái sinh. Những quan niệm này rất tương quan mật thiết
với nhau, nhưng vì đề tài quá rộng lớn nên chúng tôi chỉ đề cập đến nghiệp,
và sẽ nói đến phần tái sinh trong buổi giảng kế tiếp.
Chúng ta biết cái trói buộc chúng ta trong luân hồi là những ô trược
như tham lam, sân hận và si mê. Ðiều này đã được nêu rõ trong Ðiều Thứ
Hai của Tứ Diệu Ðế, chân lý giải thoát nguyên nhân của khổ đau. Những ô
trược đó là những điều mà bất cứ một chúng sinh nào cũng phải chịu trong
luân hồi, dù là người, vật hay bất cứ những chúng sinh nào sống trong
những cảnh giới khác mà chúng ta không thấy được. Do đó, tất cả các
chúng sinh đều giống nhau, nhưng giữa những chúng sinh mà chúng ta
thường thấy, có rất nhiều điều khác biệt. Chẳng hạn, có một số rất giàu có,
một số nghèo khổ, một số cường tráng và khoẻ mạnh, một số tàn tật, vân
vân...
Có rất nhiều khác biệt trong chúng sinh và nhiều điều khác biệt hơn
nữa giữa con vật và con người. Những khác biệt này là do nghiệp. Những
điều chúng ta cùng có là tham lam, sân hận và si mê là những điều thông
thường của tất cả chúng sinh, nhưng nếu chúng ta sống trong hoàn cảnh
nào đặc biệt đó là do kết quả của biệt nghiệp của chúng ta. Biệt nghiệp này
tạo nên hoàn cảnh của chúng ta, và hoàn cảnh có thể là khá giả, khoẻ mạnh,
vân vân... Những hoàn cảnh này do nghiệp quyết định. Theo ý nghĩa đó,
nghiệp giải thích sự khác biệt giữa chúng sinh. Nghiệp cho thấy tại sao
người thì may mắn, kẻ thì bất hạnh, người thì vui vẻ kẻ thì kém vui. Ðức
Phật nói Nghiệp cắt nghĩa sự khác biệt giữa các chúng sinh. Chắc quý vị