động có tác ý cùng hậu quả của nó. Ðó là khi chúng ta nói về hành động có
tác ý với hiệu quả của nó hay cái quả của nó đó là ta nói về Ðịnh luật của
Nghiệp.
Trong ý nghĩa căn bản nhất, Ðịnh Luật về Nghiệp trong phạm vi tinh
thần dạy rằng hành động ra sao dẫn đến kết quả tương ứng. Hãy lấy một thí
dụ. Nếu chúng ta gieo một hạt soài, cây soài sẽ lớn lên, và sẽ mang trái
soài. Bỏ soài chúng ta gieo hạt bòng bong, cây bòng bong sẽ lớn lên và
mang trái bòng bong. Gieo gì gặt nấy. Mình làm sao, kết quả sẽ như vậy.
Cũng vậy, trong Ðịnh Luật của Nghiệp, nếu chúng ta làm điều thiện, chúng
ta sẽ gặt hái kết quả tốt, và nếu chúng ta làm điều bất thiện, chúng ta sẽ gặt
hái kết quả không tốt hay đau thương. Ðó là điều chúng tôi muốn nói rằng
gieo nhân hái quả và quả tùy nhân. Ðiều này thật rõ ràng khi chúng ta lấy
thí dụ về những hành động thiện ác.
Hiểu theo nghĩa chung, Nghiệp có hai loại: Thiện Nghiệp hay Nghiệp
Tốt và Ác Nghiệp hay Nghiệp Xấu. Ðể khỏi hiểu lầm về định nghĩa này
của Nghiệp, chúng ta nên xem lại từ ngữ nguyên thủy của nó. Ở đây,
Nghiệp là thông minh giỏi đem lợi lạc (kushala) hay không thông minh
đem bất lợi (akushala), đó là Thiện nghiệp hay Ác nghiệp. Kushala có
nghĩa là thông minh hay có tài, và Akushala có nghĩa là không thông minh
và bất tài. Như vậy giúp chúng ta hiểu các từ ngữ đó được sử dụng như thế
nào? Không phải tốt và xấu mà có nghĩa là có tài hay bất tài, thông minh và
không thông minh, thiện và ác. Thế nào là thiện và bất thiện? Thiện có
nghĩa là những hành động làm tốt cho mình và cho người khác, những hành
động ấy không xuất phát từ tham dục, sân hận và vô minh, mà xuất phát từ
tâm buông bá, tâm từ, bi mẫn và trí tuệ.
Ta có thể hỏi tại sao một hành động thiện hay bất thiện có thể tạo hạnh
phúc và bất hạnh. Câu trả lời là thời gian sẽ cho biết. Chính Ðức Phật đã trả
lời câu đó. Ngài giải thích chừng nào mà hành động bất thiện chưa trổ quả
khổ đau thì chỉ có kẻ ngu muội mới cho hành động đó là tốt. Nhưng khi
hành động bất thiện trổ quả khổ đau, kẻ đó mới nhận thức được hành động
đó là bất thiện. Tương tự như vậy, chừng nào mà một hành động thiện chưa
trổ quả hạnh phúc, người hiền lương coi đó là một hành động bất thiện. Khi