còn nhớ nghiệp tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng sinh trong
hoàn cảnh hạnh phúc hay bất hạnh? Chúng sinh chuyển từ hoàn cảnh hạnh
phúc đến hoàn cảnh bất hạnh, và ngược lại từ hoàn cảnh bất hạnh đến hoàn
cảnh hạnh phúc như thế nào. Ðó là do kết quả của nghiệp, là một phần của
nghiệm chứng của Ðức Phật trong đêm giác ngộ của Ngài. Chính do nghiệp
tạo hoàn cảnh cho chúng sinh.
Chúng ta đã nói nhiều về tác động của nghiệp, bây giờ chúng ta hãy
xét kỹ nghiệp là gì. Chúng tôi xin định nghĩa về nghiệp. Trước hết, cách tốt
nhất để giải thích Nghiệp là trước tiên xác định những gì không phải là
Nghiệp. Thông thường chúng ta thấy một số người hiểu nhầm về ý niệm
của Nghiệp nhất là khi sử dụng từ ngữ này hàng ngày. Có người nói chúng
ta không thể thay đổi tình trạng được vì Nghiệp. Theo ý này, nghiệp trở
thành một cái gì khiến chúng ta phải trốn tránh. Nó tương tự như tiền định
hay số mệnh. Như thế chúng ta không hiểu biết đúng về Nghiệp. Sự hiểu
lầm về Nghiệp có thể do người bình dân nghĩ rằng con người có may có
ròi. Có thể vì tư tưởng người bình dân bị Nghiệp chi phối với ý nghĩ tiền
định. Nghiệp không phải là số mệnh hay tiền định.
Nếu nghiệp không phải là số mệnh hay tiền định thì Nghiệp là gì?
Chúng ta hãy xét từ ngữ này. Nghiệp là hành động, nghĩa là "làm". Ngay
tức khắc chúng ta thấy rõ ràng nghĩa của nghiệp không phải là số mệnh hay
tiền định vì lẽ nghiệp là hành động. Nó năng động. Nhưng nó khác hơn một
hành động đơn giản vì nó không phải là một hành động máy móc. Nó
không phải là một hành động vô ý thức hay vô tình. Nó là một hành động
cố ý, có ý thức, được cân nhắc kỹ càng, và có chủ tâm. Một hành động cố
ý, có chủ tâm như thế quyết định hoàn cảnh của chúng ta như thế nào? Vì
lẽ mỗi hành động đều có một phản ứng, một hiệu quả. Sự thật này đã được
giải thích về vật lý Vũ Trụ của nhà Vật lý vĩ đại Newton, người đã phát
minh ra luật xác định mỗi động lúc có một phản ứng tương ứng hay trái
ngược. Ðối chiếu với định luật vật lý về động lúc và phản động lúc, trong
phạm vi tinh thần cũng có định luật cho mỗi hành động có tác ý và hậu quả
của nó. Cho nên tại sao đôi khi chúng ta nói về Nghiệp Báo, tức là hành
động có tác ý và hiệu quả chín mùi của nó, hay về Nghiệp Quả, tức là hành