Cuối cùng, hiểu được vô thường giúp chúng ta hiểu được bản chất chủ
yếu của sự vật. Nhìn thấy mọi vật đều sẽ tàn lụi, thay đổi từng giây phút,
chúng ta bắt đầu ý thức rằng sự vật tự nó không có một hiện hữu vững bền.
Rằng trong ta và trong mọi vật quanh ta không có cái gì gọi là cái Ngã cả.
Cho nên trong ý nghĩa này, vô thường trực tiếp liên quan đến đặc tính thứ
ba, đặc tính của vô ngã. Hiểu được vô thường là chìa khóa để hiểu được vô
ngã. Ta sẽ nói nhiều hơn về vô ngã. Bây giờ, hãy đi đến đặc tính thứ hai,
đặc tính của khổ đau.
Ðức Phật đã nói rằng bất cứ cái gì vô thường là khổ đau, và bất cứ gì
vô thường và khổ đau cũng là vô ngã. Bất cứ gì vô thường là khổ đau nghĩa
là vô thường tạo cơ hội cho khổ đau. Nó là cơ hội của khổ đau mà không
phải là nguyên nhân của khổ đau nếu vô minh, ái, thủ vẫn còn. Vậy là thế
nào? Vì vô minh không hiểu được thực chất của mọi vật, chúng ta tham
đắm và bám níu vào đối tượng với cái hy vọng hão huyền là chúng sẽ
thường còn, và chúng ta sẽ có hạnh phúc vĩnh viễn. Không biết tuổi xuân,
sức khoẻ và đời sống của chính nó cũng vô thường nên chúng ta tham đắm
và bám níu chúng. Chúng ta cố gắng giữ tuổi thanh xuân, kéo dài đời sống,
nhưng vì chúng vô thường theo bản chất, và chúng tuột khỏi ngón tay
chúng ta như hạt cát. Khi việc này xẩy đến, vô thường là cơ hội cuả khổ
đau.
Cũng vậy, nếu chúng ta không ý thức được tính chất vô thường của
của cải, quyền lúc, và uy thế, chúng ta tham đắm và bám níu chúng, và khi
chúng không còn, vô thường đem lại khổ đau. Vô thường của tất cả hoàn
cảnh trong luân hồi là cơ hội đặc biệt cho khổ đau nẩy sinh. Ngay trong cõi
lành, người ta nói cái đau khổ của chư thiên còn to lớn hơn cái đau khổ của
chúng sinh sống trong những cảnh giới thấp hèn. Khi chư thiên biết mình
sắp sửa rơi từ cõi trời xuống cảnh giới thấp. Các chư thiên cũng run sợ khi
Ðức Phật nhắc nhỡ cho họ biết cái vô thường. Vì những kinh nghiệm vui
thích mà chúng ta tham đắm và bám níu vào đều vô thường, cho nên vô
thường tạo cơ hội cho khổ đau và bất cứ cái gì vô thường cũng đều khổ
đau.