NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 89

Bây giờ chúng ta nói đến đặc tính thứ ba của cuộc sống: đặc tính vô

ngã, hay không-phải-của-ta, hay cái không có tự tính. Ðó là ý nghĩa của
một trong những nét đặc thù nổi bật trong tư tưởng Phật Giáo và trong
những lời dạy của Ðức Phật. Trong dòng phát triển tôn giáo và triết học của
Ấn Ðộ trong thời gian sau cùng, một số trường phái Ấn Ðộ Giáo đã gia
tăng việc giảng dạy về kỹ thuật thiền định và triết lý tương tự như giáo lý
của Ðức Phật. Cho nên các vị thầy tổ của Phật Giáo thấy cần thiết nêu rõ
một nét đặc thù rất khít khao trong sự khác biệt giữa Phật Giáo và Ấn Ðộ
Giáo. Nét đặc thù khác biệt này là giáo lý về vô ngã.

Ðôi khi giáo lý vô ngã có lúc dường như không rõ ràng vì chúng ta

làm sao chối bỏ được cái Ta. Rồi chúng ta nói "Tôi đang nói","Tôi đang
đi", "Tôi tên là, vân vân... và vân vân...," "Tôi là cha hay con của một người
nào đó", vân vân..." Như vậy làm sao có thể chối bỏ cái "Ta"? Ðể làm sáng
tỏ việc này, chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là chúng ta nên nhớ rằng
nhà Phật chối bỏ cái "Ta", không phải là chối bỏ việc gọi tên "Tôi" cho
thuận tiện. Ðúng hơn đó là sự chối bỏ một ý niệm cho rằng "Tôi" là một
thực thể thường còn và không thay đổi.

Khi Ðức Phật dạy năm yếu tố (ngũ uẩn) của việc ý thức nội tâm không

phải là cái Ta, và cái Ta không thể tìm thấy trong năm yếu tố ấy; Ngài nói
rằng đem phân tích cái tên "Ta" không phù hợp với bất cứ một bản chất hay
thực thể nào. Ðức Phật đã dùng thí dụ một cái xe bò và một cánh rừng để
giải nghĩa sự tương quan giữa từ ngữ "Tôi" và những yếu tố của việc ý thức
nội tâm. Ngài nói từ ngữ cái xe chỉ là tên gọi của một tổng hợp các bộ phận
được ráp lại theo một cách nào đó. Bánh xe không phải là cái xe. Trục xe,
sườn xe, vân vân... không phải là cái xe. Cũng vậy, một cái cây không phải
là một cánh rừng, và nhiều cây cũng chẳng phải một cánh rừng. Không có
rừng nào mà không có cây. Từ ngữ cánh rừng chỉ là tên gọi của một số cây
hợp lại. Trên đây nói về việc Ðức Phật phủ nhận cái Ta. Sự phủ nhận của
Ðức Phật có nghĩa là sự phủ nhận niềm tin có một thực thể có thật, độc lập
và thường còn mà nó tượng trưng bằng từ ngữ "Tôi" (Ta). Một bản chất
thường còn như vậy ắt phải độc lập, phải có chủ quyền như một ông vua là
chủ tể của các quần thần chung quanh. Bản chất ấy phải thường còn, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.