NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 93

13

BÀI XII - NĂM UẨN (NGŨ UẨN)

Ð

ây là bài giảng cuối cùng trong số 12 bài mà chúng ta đã cùng nhau học

tập; và trong bài giảng chót này, chúng tôi sẽ nói về giáo lý của năm uẩn là
Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Nói một cách khác chúng ta nhìn vào sự
lý giải ý thức nội tâm của Phật Giáo hay sự phân tách của Phật Giáo về cá
tính.

Qua những bài giảng cuối cùng, chúng tôi đã nêu lên rằng giáo lý của

Phật Giáo được xem như rất phù hợp với đời sống và tư tưởng hiện đại
trong lãnh vực khoa học, tâm lý, vân vân... Ðây cũng là trường hợp của vấn
đề phân tách ý thức nội tâm vào năm uẩn. Những nhà tâm lý, tâm linh học,
đặc biệt chú ý đến việc phân tách này. Trong phân tách của Abhidarma (Vi
Diệu Pháp) và trong phân tách ý thức nội tâm qua năm uẩn, chúng ta thấy
có sự tương đồng về mặt tâm lý với một số yếu tố mà khoa học đã phát
hiện. Việc lý giải ý thức nội tâm của Phật Giáo là một việc đánh giá kỹ
lưỡng những điều hiểu biết của chúng ta.

Căn bản học tập của chúng ta hôm nay là việc nói rộng và gạn lọc

những điều trong phần cuối của bài giảng trước. Qua nghiên cứu giáo lý về
vụ thường, khổ đau, và vô ngã đã học, chúng tôi đã nói qua làm thế nào để
lý giải nội tâm về cả hai mặt thân và tâm. Quý vị nhớ lại chúng ta quan sát
thân tâm để xem trong hai thứ đó chúng ta có thể tìm thấy được cái Ta ở
đâu, và chúng ta thấy cái Ta chẳng ở thân mà cũng chẳng ở tâm. Chúng ta
kết luận cái Ta chỉ là tên gọi của một tổng hợp những yếu tố vật chất và
tinh thần; cũng giống như vậy, "rừng" là để chỉ một tổng hợp của nhiều cây.

Trong bài này, chúng ta đi xa hơn trong phần lý giải, thay vì chỉ phân

tách ý thức nội tâm trong phạm vi thân tâm, chúng ta lý giải ý thức nội tâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.