NỀN TẢNG CỦA ĐẠO PHẬT - Trang 95

tinh thần gọi là Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn và Hành Uẩn. Ba uẩn trên đây hoạt
động để biến sự nhận biết đối tượng thành ý thức nội tâm.

Thọ uẩn (Vedana) hay cảm thọ có ba loại: lạc thọ, khổ thọ và xả thọ

(thích thú, không thích thú và trung tính). Khi đối tượng được nhận thức,
nhận thức này chọn một trong những cảm thọ có sắc thái trên, hoặc thích
thú, hoặc không thích thú, hoặc không khổ không lạc.

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào Tưởng uẩn (Samjna). Uẩn này là uẩn

mà nhiều người cho là khó hiểu. Khi ta nói đến tưởng, trong tâm trí chúng
ta thấy hoạt động của thừa nhận, hay nhận dạng. Trong nghĩa ấy, chúng ta
gán một cái tên cho đối tượng nhận biết. Chức năng của Tưởng là thay đổi
sự nhận biết không rõ ràng thành một sự nhận biết rõ ràng và chắc chắn.
Ðến đây chúng ta nói đến công thức nhận thức của một tư tưởng về một đối
tượng đặc biệt. Giống như cảm nghĩ, chúng ta có một yếu tố tình cảm về sự
thích thú, không thích thú, hay trung tính; với Tưởng uẩn, chúng ta nói lên
một ý tưởng rõ ràng và nhất định về sự nhận thức đối tượng.

Cuối cùng là uẩn của tâm hành hay Hành uẩn. Uẩn này được coi như

điều kiện đáp ứng với sự nhận biết đối tượng. Trong nghĩa này, nó cùng
nghĩa với thói quen. Chúng ta đã thảo luận thành tố của tâm hành khi chúng
ta xét mười hai thành phần của Lý Nhân Duyên. Quý vị nhớ lúc đó, tâm
hành được mô tả như một ấn tượng được các hành động trước đây, và năng
lực của thói quen tòng trữ từ vô số kiếp trước tạo nên. Ở đây cũng vậy, là
một trong năm uẩn, Hành uẩn, cũng giữ một vai trò Tương tự. Nó không
những có giá trị tĩnh, mà nó còn có giá trị động cũng như những phản ứng
của chúng ta đều do các hành vi trong quá khứ nẩy sinh. Những câu trả lời
của chúng tôi tại đây cùng được chiều hướng của Hành Uẩn thúc đẩy. Cho
nên tâm hành hay Hành uẩn có một chiều hướng luân lý giống như thọ uẩn
có chiều hướng nhận thức, và tưởng uẩn có chiều hướng tình cảm. Quý vị
nhận thấy chúng tôi dùng từ ngữ tâm hành và Hành uẩn cùng một lúc. Lý
do là mỗi một trong hai từ ngữ ấy tượng trưng một nửa ý nghĩa của Luân
Hồi; tâm hành tượng trưng một nửa trong quá khứ, và Hành uẩn tượng
trưng một nửa hoạt động hiện tại Cho nên đối tượng của Hành và Hành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.