NẾP CŨ - BÓ HOA BẮC VIỆT - Trang 115

Thưc hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn

115

(Người ta trăm nghệ tùy thân

Nhưng mà văn học phải cần đầu tiên

Thi thư là máu rõi truyền

Học trò là kẻ sĩ hiền trọng thay).

Mẹ tôi đi học cho tới năm mười lăm tuổi. Theo lời mẹ tôi thuật lại

thì ngày ấy là vụ gặt lúa chiêm, ông tôi có nhiều ruộng ở làng Song
Lư tục gọi là làng Xưa tỉnh Bắc Giang, mà không có ai trông nom thóc
lúa trong ngày gặt, nên buổi tối hôm đó, trong khi mẹ tôi đang cùng
các cậu tôi học lại bài buổi sáng, ông tôi cho gọi và bảo:

“Từ mai con nghỉ học, để lên làng Xưa cùng với chị con trông nom

gặt hái cho thầy. Con học thế cũng đủ rồi, con gái không cần học
nhiều. Chỉ cần thông văn tự để hiểu lấy bổn phận của mình là đủ”.

Ông tôi đã định việc gì trong nhà không ai dám trái ý. Mẹ tôi chỉ

biết nghe theo, nhưng lòng mẹ tôi lúc ấy mang một mối buồn. Thôi
từ nay, hàng ngày không còn gặp thầy gặp bạn, hết làm thơ, làm phú,
hết nghe kinh sách, hết giảng văn, tập đối.

Trước vẻ ngỡ ngàng của mẹ tôi, ông tôi bảo:

“Thầy cũng biết con còn muốn đi học, nhưng thầy đã nghĩ kỹ, con

cần phải nghỉ học để còn lấy chồng. Đi học mãi người ta ai dám lấy.
Đàn bà con gái cốt nhất giữ sao cho vẹn tứ đức, rồi trọn đạo tam tùng.
Thôi ngày mai con đến xin phép cụ đồ và chào bạn học. Trưa mai con
lên làng Xưa và chị con. Thóc lúa vụ này nhiều, hai chị em liệu mà
trông nom”.

Thế là ngày hôm sau mẹ tôi đến xin phép cụ đồ để thôi học và

chào các bạn học. Cụ đồ nói:

“Con học được, nhưng con gái học thế cũng đủ. Ở nhà con phải lo

cho trọn bổn phận của con, và phải luôn luôn nhớ tới những điều đã
học trong sách, lấy đó làm phương châm. Đừng để mang tiếng thầy
là đã dạy con những điều không hay trái với đạo lý của thánh hiền, và
cũng đừng để thầy mẹ con phải lo nghĩ về con”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.