nữa, có người từ Phúc Yên đến, có người từ Hà Nội lên, có người ở Việt
Trì, Phú Thọ (Vĩnh Phú) về, hoặc ở Sơn Tây (Hà Tây), Bắc Ninh (Hà
Bắc) sang...
Những khán giả, cả dân làng lẫn khách thiên hạ đông đúc đã khiến các
chàng trai thêm hăng hái, cuộc kéo co càng gay go.
Gay go, nhưng cũng có bên được bên thua.
Sau keo đầu, bên thua phải tăng cường lực lượng bằng cách gọi thêm dân
trong giáp tham dự. Trong cả ba keo cuộc kéo co này, mỗi bên muốn có
bao nhiêu người tham dự cũng được miễn đấy là dân đinh trong hàng
giáp.
Mỗi keo kéo co xong, tiếng hò reo của bên thắng cũng như của khách
xem lại vang lừng trên khu ruộng trước cửa Đình.
Kéo co ba keo, giáp nào thắng hai keo là được. Vị đại diện của giáp này
sẽ vào Đình lễ tạ ơn Đức Thành hoàng đã phù hộ cho giáp mình. Kế đó,
một tràng pháo đốt lên nổ mừng giáp thắng cuộc.
Cổ tục kéo co làng Tích Sơn trước đây hàng năm diễn lại là một cổ tục
đề cao tinh thần thượng võ và khuyến khích sự tập luyện thể thao, thể
thao qua những môn võ cổ truyền của các cụ ta xưa, tục dựa vào tế tự.
Quật bò
Chém lợn
Đây là một cổ tục thật tàn bạo, tàn bạo cũng như tục chém gà.
Trong các hàng quan viên trong làng, mỗi năm một người được chỉ định
để nuôi một con lợn dùng trong việc tế thần vào đầu Xuân năm sau.
Lợn giống do tiền của dân làng mua. Người nuôi lợn phải chăm sóc sao
cho sạch sẽ, phàm ăn, to béo. Cũng như nuôi gà, theo dân làng Tích Sơn,
nếu người kém thành kính, con lợn có thể dở chứng và chết giữa chừng.