Cá Đao có chiếc đao trước mũi, dài trên một thước, cứng như xương,
hình răng cưa, sắc như cưa máy, dùng chém đuôi cá mập, cá xà. Mực có
túi mực xịt khối lượng nước khổng lồ làm toàn vùng hải phận bị đen tối,
trong khi đó tôm bể có cặp càng to lớn bén nhọn khác thường, dài trên
hai thước sẽ tấn công các loại cá đến bu quanh xác chết cá voi.
Khi cá voi chết, ngoài việc nằm ngửa để bảo vệ ruột gan, còn có đặc
điểm nữa: ruồi nhặng không bu vào xác chết cá voi như vào xác các sinh
vật khác, và cũng không bao giờ thịt rữa mà sinh dòi bọ.
Đám tang cá voi
Khi ngư dân khám phá ra cá voi chết, họ phải rước về làm đám tang để
chôn xác ở Lăng dinh vạn, làng nào chôn ở địa phận làng ấy. Đám tang
được cử hành long trọng.
Người trông thấy xác cá voi đầu tiên phải chịu tang trong đám táng, được
coi là con ông Nam Hải. Người này ở địa phương nào được phép cung
nghinh xác ÔNG về cấp táng ở Lăng Dinh và thường xuyên canh gác
bên cạnh xác cá voi cho đến khi hoàn tất cuộc ma chay.
Lễ chôn cất cá ÔNG thay đổi tùy địa phương. Ở xã Cẩm An, tỉnh Quảng
Nam, trong việc chôn cất cá ÔNG, hoặc người ta mổ ra để đựng vào
nhiều quan tài, hoặc trong trường hợp xác ông quá lớn, nếu xẻ ra phải để
vào quá nhiều quan tài bất tiện, người ta lập trại quàn thi hài ông ngoài
bể chờ cho thịt rữa ra, có khi hàng tháng mới đem bộ hài cốt vê thờ.
Ở các xã thuộc tỉnh Bình Thuận, người ta di chuyển nguyên cả xác cá
ông về Lăng Dinh cấp táng. Có điều đáng chú ý là xác cá ông lớn, họ vẫn
di chuyển được, nhưng phải do chính những ngư phủ thuộc cùng địa
phương với người đã thấy xác cá ông đầu tiên. Nếu chẳng phải là người
bắt gặp xác Ông đầu tiên dù có huy động bao nhiêu người cũng không xê
dịch nổi xác ông, trái lại, chỉ cần một số ít ngư phủ cũng xê dịch nổi, nếu
đây là đám ngư phủ do người phát giác ra xác Ông huy động.