NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 331

thời. Nhờ có phép thu đường, cá voi đã kịp cứu các ghe thuyên lâm nạn
không kể ở hải điểm nào, xa gần bao nhiêu.

Bởi vậy, những người dân sống về biển cả đều cầu nguyện đến cá voi
mỗi lần gặp nạn. Theo ngư dân ven bờ biển Bình Thuận, họ có 12 câu
nguyện gọi là Thập Nhị đại nguyện. Tương truyền là của Đức Quan Thế
Âm truyền cho họ để cầu lên kêu cứu với Nam Hải Đại Vương trước mọi
tai nạn.

Cá voi của vua Gia Long

Theo lời truyền tụng lại, khi vua Gia Long bôn tẩu trốn tránh quân Tây
Sơn, một lần ở ngoài biển, nơi phía trước cửa sông Soài Rạp, ngài đã gặp
một trận bão lớn. Thuyền ngài muốn đắm, trong tình trạng thập phần
nguy hiểm. Ngài lâm râm cầu nguyện Trời đất và sau đó ngài đã được
một cá Voi hiện tới, che chở cho thuyền ngài, đưa tới bờ tại Vàm Láng
thuộc xã Kiểng Phước, tỉnh Gò Công (Tiền Giang).

Sau này, khi ngài đã thắng quân Tây Sơn, thống nhất đất nước, nhớ tới
công ơn Cá Voi đã cứu ngài, ngài liền phong Cá Voi là Nam Hải Đại
Tướng Quận với sắc phong được gởi tới các làng ven duyên hải gần nơi
trước đây nhà vua đã nhờ cá Voi cứu thoát. Theo các ngư nhân vùng này
sắc phong triều đình đã cấp cho ba xã Cần Giờ tỉnh Gia Định, Kiểng
Phước tỉnh Gò Công, và Vĩnh Luông tỉnh Vĩnh Long. Tưởng nên nói
thêm, sông Soài Rạp phân chia ranh giới giữa hai tỉnh Gia Định và Gò
Công (Tiền Giang).

Các sắc phong của ba xã nói trên cho đến thời tiền thế chiến, xã Kiểng
Phước vẫn lưu giữ tại Đình làng. Với các sắc phong, nhà vua đã ra lệnh
cho các xã liên hệ phải lập đền thờ Nam Hải Đại Tướng Quân cho xứng
đáng.

Ngư dân tôn thờ cá voi

Đối với dân các xã ven duyên sống về biển cả, người ta thật là cung kính
khi nhắc tới Cá Voi. Họ gọi qua danh từ ông Nam Hải,và họ phân biệt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.