Nằm trong tín ngưỡng của dân ta, nhất là dân chúng ven duyên hải có tục
thờ cá voi, cá voi có một sự tích, sự tích thần bí cũng như các linh vật
khác, sự tích thường được ngư dân nhắc nhở tới.
Tục truyền rằng cá voi là tiền thân của đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Đức
Quan Thế Âm đã có lần hóa thân để cứu khổ chúng sinh. Ngài hoá thân
thành Ông Nam Hải đi tuần du biển Nam Hải.
Một hôm trên tòa sen nhìn lướt qua sóng gió đại dương Nam Hải, ngài
không khỏi đau lòng thấy muôn ngàn sinh linh gặp cơn phong ba bão táp
phải bỏ mình vì sóng gió, mà những nạn nhân đáng thương này chỉ là
những ngư dân hiền lành chất phác lấy nghề đánh cá nuôi thân.
Trước cảnh tượng đau lòng đó, Bồ Tát liền cởi chiếc pháp y xé tan thành
từng mảnh vụn ném xuống mặt biển mênh mông. Mỗi mảnh vụn theo
nguyện ý của Bồ tát đã biến thành một cá voi với trách vụ cứu nguy đám
ngư dân lâm nạn trước bão tố của Nam Hải Đại Dương. Kể từ đó, cá voi
là ân ngư của đám thuyền chài sống về biển cả.
Tiếc thay! Hình vóc cá voi lúc đó tương đối nhỏ, không đủ sức chống trả
với bao nhiêu sóng cả gió lớn bao phủ chiếc thuyền. Trước tình trạng ấy
Đức Quan Thế Âm liền cấp tốc mượn bộ xương của ông Tượng trên
rừng cho đàn cá. Nhờ được xương to, đàn cá có vóc lớn đầy đủ sức mạnh
chống lại sức mạnh của đại dương. Từ đó cá mang tên CÁ VOI vì mượn
xương voi và cũng vì to lớn như voi. Người ta còn bảo rằng hài cốt của
voi và của cá voi giống nhau như một.
Nhờ sức vóc to lớn, cá voi mặc sức vẫy vùng ngoài biển cả, và đã đương
đầu chống lại sóng to bão lớn, kèm giữ cho thuyền ghe được thăng bằng,
không bị tan vỡ giữa sức tung hất của sóng gió, lại dìu cho thuyên ghe
này vào tận bờ biển. Tuy nhiên, to lớn thì chậm chạp, nên nhiều trường
hợp biết có thuyền chài ngộ nạn, nhưng ở quá xa, dù cá voi cố sức bơi
tới cũng không cứu kịp nạn nhân. Để giúp cho cá voi làm tròn nhiệm vụ
cứu nạn của mình, đức Bồ Tát đã ban cho cá voi phép thu đường, giúp
cho cá voi ở bất cứ nơi nào, cần đến nơi nào để cứu nạn đều có thể kịp