Hai Bà chống cự nhưng thế yếu phải lui quân về đóng ở Cấm Khê. Quân
Mã Viện đánh đuổi theo. Quân Hai Bà tan vỡ. Hai Bà chạy tới xã Hát
Môn, nay thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (Hà Tây) gieo mình
xuống dòng sông Hát tự tử. Bấy giờ vào ngày mồng 6 tháng 2 năm Quý
Mão (43).
Theo thần tích làng Đồng Nhân, khi Hai Bà nhảy xuống sông Hát đề
trẫm mình liền hóa thành đá trôi về địa phận bãi Đồng Nhân. Dân chúng
liền lập đền thờ ở xứ Vườn Tịch ngay trên bãi sông. Về sau nước to, đê
vỡ, đền đổ nát phải di vào trong đê, ở thôn Hướng Viên, xã Đồng Nhân
tức là đền thờ ngày nay.
Tục lệ trong những ngày hội
Hàng năm làng Đồng Nhân mở hội để kỷ niệm Hai Bà từ mồng 3 với lễ
mở cửa đền cho đến hết ngày mồng 6 mới rã đám.
Trong những ngày hội có tế lễ, rước xách, múa đèn theo nhịp trống của
con đĩ đánh bồng, và dân làng cũng có mở cuộc đánh cờ bỏi, và buổi tối
xưa kia có hát chèo để đồng dân mua vui.
Ngoài ra, trong suốt thời gian có hội, các con hương đệ tử tới lễ bái hầu
bóng, xin thẻ vân... vân... cũng như ở hầu hết các đền miếu khác.
Rước
Đám rước ở hội đền Hai Bà được cử hành rất long trọng vào ngày mồng
5 tháng hai âm lịch từ đền ra sông Hồng Hà để thánh giá làm lễ mộc dục
tức là lễ tắm mình.
Đám rước có cờ quạt phường bát âm đi trước rồi đến kiệu Hai Bà. Theo
sau kiệu là bô lão cùng các quan viên chức sắc mặc áo thụng xanh đội
mũ tế. Dân làng theo sau cùng và bao giờ cũng đông.
Đám rước ra tới bờ sông thì Thánh Giá được khiêng xuống một chiếc
thuyền. Thuyền này bơi ra giữa sông, lấy nước giữa dòng làm lễ mộc