NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 370

Xưa kia, theo lời thuật trong tài liệu, khi dân chúng vào viếng mộ và làm
giỗ, chim muông và cầm thú đã dọn dẹp quét tước sạch sẽ cả mộ lẫn
Dinh Thầy. Thầy và Thím chết đi, dân chúng thương tiếc, nhưng có
người cho rằng cả hai người vẫn còn sống và đã dời đi nơi khác, vì ở đây
danh Thầy đã nổi, sợ đến tai nhà vua sẽ bị truy tầm.

Thương Thầy và Thím, dân làng Tam Tân hợp nhau lập Dinh thờ cho
đến ngày nay. Lúc đau Dinh cất sơ sài bằng lá, nhưng dần được sửa sang
trở nên đẹp đẽ nguy nga với nhiều đồ trang hoàng quý giá do khách thập
phương cúng tiến.

Vua Tự Đức, qua sự đồn đại của dân chúng, phái người từ kinh đô vào
tận Tam Tân để dò xét tình hình. Sau khi thăm dò dư luận và tìm hiểu sự
thật, sứ thần về tâu cùng nhà vua mọi sự việc liên quan tới vợ chồng
Thầy. Nhà vua cảm động, nghĩ tiếc một người có tài có đức, xóa bỏ án cũ
lại sắc phong cho Thầy làm CHÍ ĐỨC TIÊN SINH và Thím làm CHÍ
ĐỨC NƯƠNG NƯƠNG.

Từ khi chết, Thầy thường thường về phù hộ cho dân Tam Tân được an
cư lạc nghiệp. Nhớ ơn Thầy, hàng năm dân làng đã làm giỗ Thầy rất lớn,
và ngày giỗ đã trở thành ngày hội Dinh Thầy.

Ngày giỗ Thầy

Ngày giỗ Thầy, được gọi là ngày hội Dinh Thầy hàng năm chính thức cử
hành vào hai ngày 15 và 16 tháng Chín âm lịch. Đây là một ngày lễ lớn
tại Bình Tuy (Thuận Hải), và đã ăn vào tập tục của người dân địa
phương. Tới ngày hội, họ kéo nhau đi dự giỗ Thầy.

Tuy ngày lễ chính thức vào hai ngày nói trên, xong khách thập phương
từ các nơi đã chuẩn bị tới dự lễ từ hơn nửa tháng trước và sau ngày lễ,
đến một tuần lễ sau còn đông khách tới hành hương.

Trong hai ngày lễ, Hàm Tân trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp, và ngay cả
trong những năm trước đây dù an ninh không mấy bảo đảm tại khu rừng
Đình Thầy, dân chúng từ khắp các tỉnh miền Trung cũng như miền Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.