NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 368

Hàng năm cứ vào các ngày 15 và 16 tháng Chín âm lịch, thị xã Hàm Tân
(Thuận Hải) bỗng trở nên tấp nập lạ thường, vì dân chúng mọi nơi kéo
nhau tới hành hương tại Dinh Thầy.

Dinh Thầy là gì?

Dinh Thầy là một ngôi đền nằm giữa một khu rừng cách tỉnh lỵ Bình
Tuy vào khoảng 12 cây số về hướng Tây Bắc, đều gồm ba tòa nhà kiến
trúc theo lối xưa với một vẻ cổ kính trang nghiêm, ẩn nấp dưới những
tàn cây cổ thụ. Phong cảnh tịch mịch, ai bước tới đây cũng như cảm thấy
sự thiêng liêng của nơi thờ tự, lòng sùng bái càng tăng với sự tin tưởng ở
sức huyền bí vô hình của Thầy.

Thầy là vị được thờ phụng tại đinh. Tiểu sử Thầy tới nay chưa ai biết cặn
kẽ, tuy nhiên rất nhiều giai thoại về Thầy đã được truyền khẩu. Hội Tam
Quy, phụ trách việc phụng tự Thầy đã thu thập những câu chuyện truyền
khẩu, ấn hành và phát cho khách trẩy hội.

Theo tài liệu này, Thầy sinh về thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, (vua Gia
Long sau này) tại làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Thầy có Thím sánh đôi, Thím sinh tại làng Yến Nê cùng tỉnh.

Lúc thiếu thời, Thầy đã từng bút nghiên đèn sách, nhưng số Thầy lận đận
về khoa cử, mấy khóa chẳng đậu, tuy học hành rất khá. Buồn vì cử
nghiệp lảo đảo lợi danh, Thầy từ bỏ sách đèn, theo học Đạo để giúp đời.

Suốt trong mấy năm sống ở đất Quảng, Thầy đem sự hiểu biết của mình
ra cứu dân độ thế bằng cách chữa bệnh và dạy người theo lễ nghĩa.

Rồi một biến cố xảy đến. Vua Tự Đức đã đích thân về làng La Qua xử án
và kết tội Thầy phải chịu Tam ban triều điển.

Trước dân làng và văn võ bá quan, Thầy và Thím đã dùng lụa điều biến
thành rồng đỏ[1] bay về phương Nam lánh nạn. Róng bay về đến Tam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.