NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 367

Hai con trâu chọi nhau cho tới khi một con trâu thua chạy hoặc bị đối thủ
húc chết tại gióng. Con trâu thắng trận được dân làng đương sự mang cờ
lọng ra rước rất trịnh trọng từ gióng vào sân đình, và con trâu thua cũng
được dắt hoặc khiêng về đình đợi, khi các cuộc đấu kết liễu, cùng bị làm
thịt với con trâu được, để tế thần.

Xong cặp trâu này tới cặp trâu khác.

Bán kết rồi chung kết.

Trong các cuộc chọi trâu có nhiều trường hợp một con trâu thấy địch thủ
không dám giao chiến bỏ chạy, con trâu này bị tuyên bố thua cuộc.

Theo lệ, con trâu chạy ra khỏi gióng bị kể như thua, tuy đã hơn một lần,
đôi trâu đuổi nhau ra khỏi gióng vẫn chọi nhau.

Sau cuộc chung kết, những con trâu thắng trận được xếp nhất nhì, ba và
hàng Tổng phát cho các làng đương sự về mỗi con trâu một giải thưởng.

Trâu được hay thua, sau cuộc đấu đều bị mổ thịt tế thần.

Số phận chúng thật giống số phận các quốc gia nhược tiểu chịu sự chỉ
huy của các cường quốc, đâm chém lẫn nhau để rồi cùng chết!

Thịt trâu được dùng làm phần chia cho hàng Tổng. Những ai đã có công
trong việc nuôi trâu cũng như trong việc tổ chức hội Chọi Trâu, về
phương điện lễ nghi cũng như về các phương điện khác, đều có phần
chia.

[1] Danh từ bờm chúng tôi dùng theo địa phương. Đây là túm lông cứng
trên đầu trâu. Có người gọi là xoáy thú.

[2] Nếp con là loại nếp thỏ hạt tròn tròn, khác với nếp cái hạt lớn và
mập hơn, nhưng không tròn tròn. (Tròn tròn xin hiểu như gạo Mỹ hạt
tròn).

Hội Dinh Thầy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.