NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 365

Và việc nuôi trâu cũng thực khó khăn! Cỏ rơm phải rửa cẩn thận, tránh
cho trâu ăn phải những vật dơ. Quan trọng nhất là phải giữ gìn để trâu
không đi tơ với trâu cái. Tục bảo rằng nếu trâu phạm phải điều này sẽ bị
tôn thần vật chết ngay.

Nếu trâu ăn rơm ăn cỏ không đủ, các cậu trai nuôi trâu đôi khi phải cho
chúng ăn thóc, nhất là thóc nếp con[2] để tẩm bổ.

Muốn giữ gìn trâu về mọi mặt, người ta thường tránh thả trâu dông với
các đàn trâu khác, e chúng nhiễm phàm tính.

Người nuôi trâu mong đợi từng ngày hạn kỳ ngày hội để tròn nhiệm vụ
không mang lỗi với hàng thôn hàng xã và hàng tổng. Nuôi trâu để chết sẽ
bị làng bắt vạ và phải bỏ tiền ra mua đền hàng thôn con trâu khác.

Rất may, theo dân tổng Đồ Sơn, những con trâu này sau ngày lễ trình
trâu, bản tính chúng dường như thay đổi, chúng mang sự kiêu hãnh trong
mình và không ưa đi lẫn lộn vào đám trâu phàm.

Chọi trâu

Trâu chính thức chọi nhau vào ngày hội, nhưng trước ngày đó đã có
những cuộc đấu loại để gạt bỏ bớt những cơn trâu kém vững mạnh và chỉ
lưu lại sáu con trâu xứng đáng nhất.

Cuộc đấu loại bắt đầu trong những ngày mồng 8 và mồng 9 tháng 6, rồi
lại tiếp tục vào ngày 30 tháng 7 âm lịch. Các cuộc đấu loại diễn ra giữa
các xã đương sự với số trâu của mình. Lẽ tất nhiên, dân các thôn đều
phải cáo thần linh trước khi cho trâu đấu loại.

Sau các cuộc đấu loại, quan viên các thôn cung kính rước bình hương từ
bàn thờ Điểm Tước đại vương tới đình hàng tổng với đầy đủ nghi trượng
của một đám rước thần. Từ hôm đó hàng ngày tại nơi đây đều có những
cuộc tế lễ cho đến ngày hội chính là ngày mồng mười tháng tám.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.