NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 383

Nhưng nếu chỉ nói đến sự hy sinh của nhà lãnh tụ Nguyễn Thái Học cho
dân tộc thiết tưởng cũng chưa đủ vì ông Học còn hai người em nữa cũng
đã hy sinh cho đất nước[1].

NGUYỄN THÁI LÂM là người em kế ông Học. Anh Lâm rất thông
minh, nhưng sau khi học hết chương trình Tiểu Học, anh ở nhà học lấy
chứ không chịu ra Hà Nội học nữa.

Mang nặng mối thù ruột thịt, anh Lâm đã nhất định không chịu cộng tác
với chính quyền dù hồi đó họ đưa quyền lợi và địa vị ra ve vãn khi anh
đã trưởng thành.

Để giúp đỡ mẹ già, anh Lâm đã tự nghiên cứu học hỏi qua sách vở để có
một nghề tự do. Năm 1939, anh Lâm mở một tiệm ảnh ngay tại phố phủ
Vĩnh Tường và lấy tên là tiệm Phục Hưng. Hồi đó, những viên tri phủ
đến nhận chức tại phủ Vĩnh Tường đều vào chào cụ bà thân sinh ra ông
Học và thường lui tới thăm hiệu ảnh của anh Lâm.

Có một lần, một viên Tri phủ đến thăm anh Lâm, hỏi:

- Thế nào phát tài chưa ông Lâm?

- Dạ! Nhì nhằng. Ông tính làm sao mà tiệm tôi phát đạt được khi dân
mình còn bị sưu cao thuế nặng, tiền đâu mà họ đi chụp ảnh, ăn còn chưa
đủ nói gì đến chuyện chụp ảnh chơi.

Viên tri phủ biết anh Lâm chửi xéo mình, ông ta nói sang chuyện khác.

Và cũng từ đó ông ta ít tới thăm tiệm ảnh Phục Hưng, mãi tới trước khi
đi nơi khác, ông ta mới tới chào anh Lâm.

Thế rồi đến thời kỳ Việt Minh khởi nghĩa năm 1945, Trần Huy Liệu đã
đại diện ông Hồ về thăm, biếu quà cụ bà thân sinh ra ông Học và đàm
đạo với anh Lâm với mục đích mời anh ra cộng tác.

Năm 1949, Pháp cho toán quân đầu tiên đặt gót giày đinh lên quê hương
nhà cách mạng Nguyền Thái Học. Hôm đó vào một buổi sáng mùa hè,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.