Ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh có lối hát ví các phường: phường vải,
phường cấy, phường lưới, phường buôn v.v...
Trai gái những phường này hát với trai gái những phường khác những
canh hát để thử tài và để mua vui. Lại còn lối hát giặm ở hai tỉnh trên
cũng là lối hát đối đáp giữa trai gái, với những điều kiện khác biệt riêng,
những lối hát này chúng tôi có nói kỹ trong cuốn Cầm Ca Việt Nam.
Ở miền thượng du Bắc Việt trai gái sơn cước có lối hát lượn, lối hát này
cũng tương tự như lối hát ví và hát đúm ở vùng xuôi.
Hò miền Nam cũng là một lối hát để trai gái trao tình như hát ví.
Trong những lối hát trao tình này, hát trống quân, hát ví, hát giặm, hò
v.v... luyến ái tình được bộc lộ qua lời ca, nhiều khi thật là thắm thiết
nhưng nhiều khi bàng bạc một cách tế nhị. Ca hát giúp cho trai gái tìm
hiểu nhau trước khi đi đến chỗ cùng nhau xây dựng cuộc trăm năm.
Rún (nhún) đu
Nhún đu cũng là một cổ tục giúp cho trai gái gần gũi nhau, và do đó
luyến ái tính cũng được biểu lộ.
Trong các ngày hội Xuân hoặc hội Thu tại các làng thuộc các phủ huyện
miền Bắc tỉnh Bắc Ninh như Võ Giàng, Yên Phong, Tiên Du và mấy
huyện miền Nam tỉnh Bắc Giang Hà Bắc, hội nào cũng có một vài cây
đu trồng ở giữa một thửa ruộng gần nơi đình chùa mở hội để trai gái
trong làng hoặc trai gái thiên hạ lên đu với nhau.
Lúc cùng vui đu, tất nhiên mắt cùng liếc, lòng ưa nên:
Trai đu gối hạc khom khom cật.
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng,
Và đu càng lên cao lên bổng họ càng say sưa nhìn nhau, mặc cho: