Đâm người là con trai, còn người đâm là con gái.
Người hỏi đã tự nhiên, mà người trả lời cũng rất tự nhiên:
- Vâng, hôm qua nhà tôi ở cữ, đâm người!
Ấy thế là người hỏi thăm biết rằng vợ người kia đẻ con trai.
Cũng có khi câu hỏi thăm hơi khác nhưng cũng không kém tục tĩu.
- Thế nào chị ấy ở cữ rồi à? Chày hay Sọt?
Chày là con trai vì nó từa tựa giống cái nam sinh thực khí, còn Sọt là con
gái, vì chiếc sọt làm người ta nghĩ tới cái nữ sinh thực khí.
Và người ta còn dùng danh từ bố cu mẹ đĩ để chỉ những người có con
trai hoặc con gái đầu lòng. Bác Cu là người có con trai đầu lòng và Bác
Đĩ là người có con gái đầu lòng. Tóm lại trời sinh ra loài người có nam,
có nữ, nam nữ tất nhiên phải có sự gần gũi tìm hiểu. Đạo đức cấm đoán,
giới bình dân tuy có chịu nhưng vẫn tìm cách cưỡng lại, dựa vào thần
quyền:
Đặt tên con là thằng Cu, cái Hĩm đề chúng mang một tên xấu xa khỏi bị
các bà các cô trêu quở, ma quỉ ám ảnh.
[1] Đào Tử Khải, theo sự trích dẫn của Lê Văn Hảo trong bài nói trên.
[2] Xin xem chương III.
[3] Theo tài liệu của ông Lê Văn Hảo, theo chúng tôi biết xã Sơn Đồng
chính ra thuộc tỉnh Sơn Tây, cách xã Gốm huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh
Yên không xa. Ca dao có câu: Sơn Đồng Kẻ Gốm không xa.