NẾP CŨ, HỘI HÈ ĐÌNH ĐÁM - Trang 459

đầu phía trên của quả pháo, làm bật đầu và làm tung quả pháo thứ hai lên
cao. Đầu pháo ăn thông với quả pháo thứ hai chỉ được ghim vừa độ đủ
giữ cho pháo nổ. Đây là tất cả sự khéo léo của người làm pháo.

Quả pháo thứ hai, bên trong thường được quấn bằng giấy màu, khi nổ
tan xác ở trên cao, bay rắc xuống đất như những cánh bướm thật đẹp.

Làm pháo tam thanh, người ta gắn vào quả pháo thứ hai, một quả thứ ba.
Một chiếc ngòi ăn thông giữa hai quả pháo này sẽ truyền lửa, khi pháo
nổ, ở quả pháo thứ hai sang quả pháo thứ ba. Quả pháo thứ ba cũng nổ ở
trên cao và cũng tung xác ngũ sắc phấp phới bay xuống như những cánh
bướm.

Người ta không làm pháo tứ ngũ thanh trở lên, có lẽ vì quả pháo ở dưới
cũng không đủ sức mạnh để làm bắn tung tất cả mấy quả pháo lên trên
cao, hoặc có lẽ vì muốn nghe pháo nổ nhiều hơn đã có pháo tràng, pháo
tép.

Pháo thăng thiên

Đúng như tên gọi, pháo thăng thiên khi đốt thì vụt lên trời đánh xẹt với
một tia sáng, và khi lên đến trên cao thì nó thường nổ một tiếng đùng.

Pháo thăng thiên thường chỉ đốt ban đêm để thưởng thức vết xẹt sáng
đẹp đủ mọi màu trước khi thưởng thức tiếng nổ. Pháo này, ngày nay tại
các nước văn minh người ta chế tạo rất khéo, nhưng xưa kia, ta vẫn
thường chế lấy bằng những ống nứa tép hoặc những ống tre nhỏ.

Ống nứa, ống tre này một đầu có đốt, còn đầu kia người làm pháo bịt
bằng giấy hoặc bằng miếng sắt có dùi lỗ để thông ngòi qua.

Ống nứa hoặc ống tre này được cắt ngang nhưng không cắt đứt để còn
vớt chiếc đuôi dài dính liền vào pháo. Lúc đốt chiếc đuôi này chúc xuống
đất. Thuốc pháo được nhồi vào ống nứa hoặc ống tre cho thật chặt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.