Loại cầu nhỏ hoặc khâu bằng một đồng tiền nhỏ và có một hai chiếc lông
gà nhỏ cắm vào giữa làm ngọn cầu, hoặc chỉ làm bằng một mảnh đồng
tiền kẽm bọc và một mảnh giấy mỏng, hai đầu mảnh giấy vuốt đứng lên
thành ngọn cầu.
Cầu nhỏ này, lúc chơi đá sao cho được nhiều lần, càng được nhiều lần
càng hay.
Chơi cầu dù đá cao hay đá nhiều lần cũng thường chơi từ hai người trở
lên để có sự ganh đua. Thanh niên vùng quê thường lấy chơi cầu làm
một thú giải trí, thứ giải trí vừa luyện tập sự nhanh nhẹn của chân lại bồi
dưỡng tinh thần cố gắng của người chơi.
Về chơi cầu, sử có nhắc lại một buổi chơi cầu trên Hồ Tây được vua Lê
chúa Trịnh cùng thưởng lãm vào một đêm rằm tháng tám.
Hồi đó, họ Trịnh vừa bình xong nhà Mạc. Trịnh Tạc muốn tỏ cho vua Lê
biết binh quyền của mình mạnh, năm Vĩnh Hựu thứ 7, Trịnh Tạc cho tổ
chức một cuộc duyệt thủy binh tại Hồ Tây vào hôm Trung Thu.
Ban ngày, binh thuyền diễn tập, ban tối có cuộc thưởng trăng.
Trong buổi duyệt binh cũng như trong cuộc thưởng trăng, Trịnh Tạc
nhân danh Tiết chế nguyên soái các đạo quân thủy lục mời vua Lê tới
ngự duyệt.
Vua Lê Thần Tôn tuy ra chơi hồ Tây nhưng chỉ vui gượng vì xưa nay
vẫn bị Trịnh Tạc lấn quyền áp bức. Không dự e họ Trịnh nghi ngờ sinh
bất trắc, bởi vậy nhà vua đã phải tham dự suốt buổi và sau cuộc duyệt
binh đã phải ngợi khen để lấy lòng Trịnh Tạc.
Vua ngự thuyền rồng, tứ vi có đèn lồng thắp sáng. Yến tiệc bày ở giữa có
thể nữ ca hát.
Trong hàng các quan tham dự có Đỗ Như Chương, một bầy tôi tâm phúc
của Trịnh Tạc là người đá cầu rất giỏi, có thể đứng một chân, còn một